18 thg 4, 2014



Văn phòng các cử hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng
Chặng Đàng Thánh Giá do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự
 Rôma ngày 18 tháng Tư

Diện mạo của Thiên Chúa
Diện mạo của con người

Dẫn Nhập

Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.

Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu. (Ga 19:35-37).

Lạy Chúa Giêsu chí ái, Chúa đã bước lên đồi Golgotha không chút do dự, trong một tình yêu tuyệt đối,và để cho mình bị đóng đinh mà không phàn nàn trách móc.Lạy Người Con khiêm nhu của Mẹ Maria,Chúa kề vai gánh lấy đêm đen của chúng conđể cho chúng con thấy ánh sáng bao lamà Chúa muốn đong đầy trái tim chúng con.Nơi sự đau khổ của Chúa là ơn cứu độ chúng controng nước mắt Chúa, chúng con thấy "giờ khắc"mà tình yêu đầy ân sủng của Thiên Chúa được tỏ lộ.Trong hơi thở cuối cùng của Chúa, như một phàm nhân,Chúa dẫn chúng con quay về với trái tim của Cha, với bảy lần tha thứ,và Chúa chỉ cho chúng con, trong những lời cuối cùng của mình,con đường dẫn đến sự giải thoát mọi buồn sầu của chúng con.Lạy Chúa, Đấng là Tất Cả đã Nhập Thể, đã tự trút bỏ ra hư không trên thập tự giá,đến mức chỉ còn một người hiểu được là Mẹ,người đứng trung thành dưới thập giá dành cho tội nhân.Cái khát của Chúa là suối nguồn hy vọng,bàn tay chìa ra cho cả người trộm có lòng ăn năn,là người ngày nay nhờ Chúa, đã được vào thiên đường.

Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đinhXin ban cho tất cả chúng con, lòng thương xót vô hạn của Chúa,một hương thơm Bethany trên thế giới,một tiếng kêu của cuộc sống cho tất cả nhân loại.Và cuối cùng, khi chúng con phó mình trong tay Cha,xin mở cho chúng con những cánh cửa của Cuộc Sống muôn đời! Amen.

1. Chặng thứ Nhất
Chúa Giêsu bị kết án tử hìnhNhững ngón tay chỉ trỏ buộc tội

Philatô muốn thả Ðức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: "Ðóng đinh! Ðóng đinh nó vào thập gía!" Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra". Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

Và ông Philatô phán quyết chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Ðức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn. (Lk 23:21-25).

Philatô, kẻ nhút nhát và sợ sự thật, cùng với những ngón tay chỉ trỏ buộc tội, và những tiếng kêu la càng lúc càng ồn ào của đám đông giận dữ: đó là những giai đoạn đầu tiên trong cái chết của Chúa Giêsu. Ngây thơ, giống như chiên con, bị sát tế lấy máu cứu dân Người. Chúa Giêsu, Đấng đi giữa chúng ta mang lại ơn chữa lành và ân sủng của Thiên Chúa, giờ đây bị kết án tử hình. Không một lời tri ân nào được thốt lên từ đám đông đang chọn Baraba thay vì chọn Ngài. Về phần Philatô, phiên tòa này là một sự sỉ nhục. Ông ta trao Ngài cho đám đông và rửa tay mình. Chỉ biết lo lắng cho quyền uy của mình, ông ta trao Chúa Giêsu cho người ta đưa đi đóng đinh. Ông không muốn biết gì hơn về Chúa Giêsu. Đối với Philatô, phiên tòa đã chấm dứt, hồ sơ đã đóng lại.

Việc lên án Chúa Giêsu vội vàng như vậy, với cơ man những cáo buộc dễ dàng, với bao nhiêu những phán xét hời hợt của đám đông mà lòng dạ họ đã chai cứng đi vì những lo sợ bóng gió và những định kiến hình thành nên một nền văn hóa phân biệt chủng tộc và loại trừ, một nền văn hóa của những thư nặc danh và những trò xuyên tạc bỉ ổi. Một khi chúng ta bị cáo buộc, tên của chúng ta ngay lập tức xuất hiện trên trang nhất những tờ báo; nhưng khi chúng ta được tuyên bố trắng án, tin tức được đăng nơi cột cuối cùng!

Còn chính chúng ta thì sao? Liệu chúng ta có hay không một lương tâm trong sáng, ngay thẳng và có trách nhiệm, một lương tâm không bao giờ bỏ rơi những người vô tội nhưng can đảm đứng về phiá người yếu thế, chống lại bất công và bảo vệ sự thật bất cứ khi nào nó bị vi phạm? 

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,Trong cõi đời này có những bàn tay chìa ra hỗ trợ và có cả những bàn tay ký những bản án oan sai.Xin ban cho chúng con, khi được nâng đỡ bởi ơn Chúa, đừng gạt bỏ ai sang một bên.Xin cứu chúng ta khỏi những xuyên tạc và những lời dối trá.Giúp chúng con luôn luôn tìm kiếm sự thật của Chúa,đứng về phía người yếu thế,và đồng hành với họ.Xin Chúa soi sáng cho tất cả những ai được bổ nhiệm làm thẩm phán tại các tòa án của chúng con để họ có thể luôn luôn đưa ra những bản án công bằng và đúng sự thật. Amen.

2. Chặng thứ Hai
Chúa Giêsu vác thánh giáGỗ nặng của thập giá 

Tội lỗi của chúng ta, chính người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em được chữa lành. Quả thật, trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Ðấng chăm sóc linh hồn anh em. (1 Pr 2:24-25). 

Gỗ thánh giá nặng nề, vì trên đó Chúa Giêsu gánh lấy tội lỗi của tất cả chúng ta. Ngài lảo đảo với một gánh quá nặng đối với một người (Ga 19:17). 

Gỗ thánh giá cũng là gánh nặng của tất cả những sai lầm đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế và hậu quả xã hội nghiêm trọng: công ăn việc làm bấp bênh, thất nghiệp, sa thải, một nền kinh tế thống trị chứ không phải là phục vụ, đầu cơ tài chính, các chủ doanh nghiệp tự sát, nạn tham nhũng và cho vay nặng lãi, công nghiệp địa phương chết dần chết mòn. 

Đây là thập giá đè nặng trên giới thợ thuyền, là bất công đè lên vai người lao động. Chúa Giêsu tự mình vác lấy và dạy chúng ta phải chống lại bất công và với sự giúp đỡ của Ngài hãy học cách xây dựng những nhịp cầu của tình liên đới và của hy vọng, nếu không chúng ta cũng chỉ như những con chiên lạc lối trong bối cảnh cuộc khủng hoảng này. 

Chúng ta hãy quay lại với Chúa Kitô, là người mục tử và người giám hộ linh hồn chúng ta. Chúng ta hãy phấn đấu, sát cánh với nhau, cung cấp công ăn việc làm, để vượt qua những sợ hãi và sự cô lập, để phục hồi một sự tôn trọng đối với đời sống chính trị và cùng nhau giải quyết các vấn nạn của chúng ta. 

Thánh giá sẽ trở nên nhẹ hơn nếu chúng ta cùng vác với Chúa Giêsu, và nếu tất cả chúng ta cùng nhau nhấc nó lên, vì “nhờ những vết thương - mà nay mở tung những cửa sổ tâm hồn chúng ta - mà chúng ta được chữa lành.”(x. 1 Pr 2:24). 

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu,đêm đen của chúng con càng ngày càng tối! Nghèo đói gia tăng và trở nên cùng cực. Chúng con không có bánh cho con em của chúng con và mẻ lưới của chúng con chẳng thu được gì. Tương lai của chúng con bất định. Xin cho chúng con có công ăn việc làm. Xin thức tỉnh trong chúng con lòng khát khao cháy bỏng cho công lý, để cuộc sống của chúng con không thường xuyên là một gánh nặng nhưng là một cuộc sống đúng phẩm giá! Amen.

3. Chặng thứ Ba
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhấtSự yếu đuối đang mở ra cho chúng ta sự cởi mở đón tiếp

Sự thật là chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng Người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng họa phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. (Is 53,4-5).

Đó là một Đức Giêsu yếu đuối, mong manh, rất là phàm nhân, Đấng mà chúng ta kinh ngạc chiêm ngắm trong chặng rất đau thương này. Nhưng chính cái ngã của Chúa càng tỏ lộ tình thương vô biên của Ngài. Ngài bị đám đông chen lấn, bị điếc tai vì những tiếng la của binh sĩ, bị sưng phồng vì những vết thương đánh đòn, đầy cay đắng trong lòng vì những chiều sâu vô ơn của loài người. Và thế là Ngài ngã xuống đất! 

Nhưng trong cái ngã xóng xoài dưới sức nặng của thập giá và nhọc mệt, Chúa Giêsu một lần nữa trở thành Thầy dạy Sự Sống. Ngài dạy chúng ta chấp nhận sự dòn mỏng yếu đuối của mình, đừng nản chí vì những thất bại của chúng ta, hãy chân thành nhìn nhận những giới hạn của mình. Thánh Phaolô đã nói: 

“Trong tôi có ước muốn làm điều thiện nhưng tôi lại không có khả năng thực hiện ước muốn ấy” (Rm 7,18). 

Với sức mạnh nội tâm đến từ Chúa Cha, Chúa Giêsu giúp chúng ta đón nhận những thất bại của người khác; thương xót người bị ngã, không dửng dưng với những ai đang kêu cứu. Và Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để không khép kín đối với người gõ cửa nhà chúng ta, xin tị nạn, xin phẩm giá và một tổ quốc. Ý thức về sự mong manh của chúng ta, chúng ta sẽ đón nhận sự mong manh nơi những người di dân, để họ tìm được an ninh và hy vọng.

Thực vậy, chính trong chậu nước dơ tại nhà Tiệc Ly, nghĩa là trong sự dòn mỏng yếu đuối của chúng ta, đã ánh lên thiên nhan đích thực của Thiên Chúa chúng ta! Vì “thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng đã đến và hoá thành phàm nhân, thì thần khí ấy ắt phải đến từ Thiên Chúa” (1 Ga 4,2)

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,Chúa hạ mình để cứu chuộc những dòn mỏng yếu đuối của chúng con. Xin giúp chúng con tiến vào vào mối tương giao chân chính với những người nghèo nhất trong anh chị em chúng con.Xin nhổ tận gốc khỏi con tim của chúng con sự sợ hãi, niềm tự mãn và sự thờ ơ, là những điều ngăn cản chúng con nhìn thấy Chúa trong những người nhập cư, là những điều ngăn cản chúng con tuyên xưng rằng Giáo Hội của Chúa không có biên giới, vì Giáo Hội thật sự là mẹ của tất cả! Amen.

4. Chặng thứ Tư
Chúa Giêsu gặp Đức MẹNhững giọt lệ của tình liên đới

“Ông Simeon chúc phúc cho hai ông bà và nói với Maria, Mẹ Ngài: 'Này đây, Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người ở Israel bị vấp ngã hay được chỗi dậy và về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Bà' (Lc 2,34-35). 

“Anh chị em hãy rơi lệ với người đang khóc. Hãy có cùng những tâm tình như vậy đối với nhau” (Rm 12,15-16)

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Mẹ Ngài đầy xúc động và nước mắt. Nó biểu lộ sức mạnh vô địch của tình mẫu tử vượt lên trên mọi chướng ngại và biết mở mọi con đường. Nhưng cái nhìn liên đới của Mẹ Maria càng sinh động hơn nữa, cái nhìn chia sẻ và mang lại sức mạnh cho Con Mẹ. Và như thế, tâm hồn chúng ta đầy kinh ngạc khi chiêm ngắm sự cao cả của Mẹ Maria, dù chỉ là thụ tạo, đã trở nên ‘láng giềng’ với Thiên Chúa và là Chúa của Mẹ.

Cái nhìn của Mẹ thu tóm tất cả mọi nước mắt của các bà mẹ đối với những người con xa xăm, đối với những người trẻ bị kết án tử hình, bị giết hại hoặc bị đẩy ra chiến trường, nhất là những binh sĩ trẻ em. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu xé lòng của những bà mẹ vì con mình đang chết dần vì những thứ bệnh ung thư do việc đốt những đồ phế thải độc hại gây ra.

Những dòng lệ cay đắng dường nào! Những dòng lệ liên đới với những đau khổ của con cái! Những bà mẹ canh thức đêm khuya dưới ngọn đèn sáng, hồi hộp vì những người trẻ đang trong tình trạng bấp bênh hay đang bị sa đà vào ma túy và rượu, nhất là những đêm thứ Bẩy!

Bên Mẹ Maria, chúng ta sẽ không bao giờ là một dân tộc của những trẻ mồ côi! Như với thánh Juan Diego, Mẹ Maria cũng mơn trớn và an ủi chúng ta như những người con và nói với chúng ta rằng: “Tâm hồn các con đừng xao xuyến. Mẹ là mẹ con, chẳng ở đây sao?” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm. 286).

Lời NguyệnKính mừng Maria, Mẹ thân yêu, xin Mẹ ban phép lành cho con. Xin chúc phúc cho con và gia đình con. Con dâng lên Chúa tất cả những gì con làm, những gì con chịu hôm nay, trong sự hiệp nhất với những đau khổ của Mẹ và Con rất thánh của Mẹ. Con dâng lên Mẹ bản thân con và tất cả những gì con có, đặt mọi sự dưới lớp áo của Mẹ. Lạy Mẹ là Mẹ con, xin tẩy sạch tâm hồn và thân xác con và xin cho ngày hôm nay con sẽ không làm gì phật lòng Thiên Chúa. Con khẩn xin điều này nhờ sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và sự vẹn tuyền trinh nguyên của Mẹ. Amen (Thánh Gaspare Bertoni)

5. Chặng thứ Năm
Ông Simon vác đỡ thánh giá ChúaBàn tay thân hữu đỡ nâng

“Họ bắt một người qua đường vác đỡ thập giá cho Người. Ông tên là Simon người xứ Xirênê, thân phụ của Alessandro và Rufo” (Mc 15,21)

Tình cờ, ông Simon Xirênê đi qua đó. Nhưng điều này trở thành một thời khắc quyết định trong cuộc đời của ông. Ông từ ngoài đồng trở về. Một người lao động lam lũ và khỏe mạnh. Vì thế, ông bị buộc vác thập giá của Chúa Giêsu, người bị kết án tử hình ô nhục (Xc Pl 2:8). 

Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ này dẫn đến một quyết định đổi đời để đi theo Chúa Giêsu, vác lấy thập giá mỗi ngày, và từ bỏ chính mình (Xc Mt 16,24-25). Thánh Marcô bảo với chúng ta rằng ông Simon là thân phụ của hai tín hữu Kitô được biết đến trong cộng đoàn Roma là Alessandro và Rufo. Một người cha chắc chắn đã in dấu trong tâm hồn các con sức mạnh của thập giá Chúa Giêsu. Cuộc sống, nếu bạn bám víu vào nó quá, thì nó sẽ thoái hóa và trở thành tro bụi. Nhưng nếu bạn cho nó đi, thì sự sống sẽ tươi nở và sinh đầy hoa trái cho bạn và cho toàn thể cộng đoàn!

Đây chính là bí quyết thực sự chữa trị tính ích kỷ vẫn luôn rình mò chúng ta. Tương quan với người khác chữa lành chúng ta và sinh ra tình huynh đệ huyền nhiệm, chiêm niệm, biết nhìn đến sự cao cả thánh thiêng của tha nhân, biết khám phá Thiên Chúa trong mọi người, biết chịu đựng những phiền toái trong cuộc sống, và biết bám chặt vào tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ khi chúng ta mở rộng con tim cho tình yêu Chúa, chúng ta mới được thúc đẩy tìm kiếm hạnh phúc cho tha nhân qua bao nhiêu cử chỉ thiện nguyện: một đêm ở nhà thương, cho mượn mà không đòi lãi cao, một dòng nước mắt được lau khô trong gia đình, sự quảng đại chân thành, việc sử dụng công ích một cách sáng suốt, chia sẻ cơm bánh và công ăn việc làm, và khước từ mọi hình thức ghen tương.

Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng: “Những gì anh em làm cho những kẻ bé mọn này, là anh em làm cho ta” (Mt 25:40).

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu, tại Xirênê, người bạn này đánh động con tim Giáo Hội, là nơi trú ẩn của tình yêu dành cho tất cả những ai khao khát Chúa. Giúp đỡ anh chị em chúng con là chìa khóa cánh cửa sự Sống. Cầu xin cho những ích kỷ không khiến chúng con ngoảnh mặt không nhìn đến tha nhân, nhưng xin giúp chúng con tuôn đổ dầu ủi an trên những vết thương của họ, và do đó trở thành một người bạn đồng hành trung tín, bền đỗ không mệt mỏi trong dấn thân của chúng con cho tình huynh đệ. Amen.

6. Chặng thứ Sáu
Bà Vêrônica lau mặt ChúaTình yêu dịu dàng của người phụ nữ

“Tim con lập lại lời mời của Chúa: Hãy tìm kiếm nhan thánh Ta!”. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài. Xin Ngài đừng ẩn mặt, đừng giận mà ruồng rẫy tôi tớ Ngài. Chúa là Đấng phù trợ con, xin đừng bỏ con, đừng xua đuổi con, lạy Thiên Chúa Đấng cứu độ con” (Tv 27,8-9).

Chúa Giêsu lê bước, thở hổn hển. Nhưng ánh quang rạng ngời trên khuôn mặt Ngài vẫn nguyên vẹn. Những vết khạc nhổ và những cái tát không làm lu mờ vẻ đẹp của Ngài. Khuôn mặt Ngài như bụi gai cháy đỏ, khi càng bị xúc phạm, thì càng chiếu tỏ ánh sáng cứu độ. Những dòng lệ âm thầm chảy xuống từ đôi mắt của Thầy. Ngài mang lấy gánh nặng bị bỏ rơi. Nhưng Chúa Giêsu vẫn tiến bước, không dừng lại, không ngoái nhìn đàng sau. Ngài đối diện với đau thương. Ngài bị giao động vì sự tàn ác, nhưng Ngài biết rằng cái chết của Ngài không phải là uổng công vô ích.

Bấy giờ Chúa Giêsu dừng lại trước một phụ nữ đến gặp Ngài không chút do dự. Đó là bà Veronia, một hình ảnh của sự dịu hiền phụ nữ đích thực!

Ở đây Chúa là hiện thân nhu cầu của chúng ta mong có được sự yêu thương nhưng không, cảm thấy được yêu mến và được bảo vệ nhờ những cử chỉ ân cần săn sóc. Những săn sóc an ủi của người phụ nữ ấy thật quí giá đối với Chúa Giêsu và dường như cất đi những hành vi xúc phạm mà Ngài đã chịu trong những giờ tra tấn ấy. Bà Veronica đã làm rung động được Chúa Giêsu dịu dàng, cảm nhận được chút gì trong ánh quang của Ngài, không những để thoa dịu nhưng còn để dự phần vào sự đau khổ của Ngài. Trong Chúa Giêsu, bà nhìn thấy những người láng giềng đang cần đến sự an ủi dịu dàng của chúng ta, và tiến đến để lắng nghe tiếng rên xiết đau thương của những người ngày nay là những ai chẳng nhận được sự giúp đỡ cụ thể cũng chẳng có chút hơi ấm nào của tình người, những người chết trong cô đơn.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, thật nặng nề ngần nào, khi chúng con bị tách biệt khỏi tất cả những ai chúng con nghĩ rằng lẽ ra phải đứng bên cạnh chúng con vào ngày bất hạnh của mình! Xin bọc chúng con trong vải vấy máu cực trọng của Chúa đổ ra dọc theo con con đường của bỏ rơi, mà Chúa phải chịu đựng bất công. Nếu không có Chúa, chúng con chẳng có, cũng chẳng cho đi một chút ủi an nào. Amen.

7. Chặng thứ Bẩy
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ haiNỗi thống khổ của ngục tù và tra tấn

Chúng bủa vây tôi.. Chúng bao quanh tôi như bầy ong, chúng như lửa bụi gai cháy bừng bừng, nhờ Danh Chúa tôi đã trừ diệt chúng. Chúng đã xô đẩy tôi, xô thật mạnh cho ngã, nhưng Chúa đã phù trợ thân này. Sửa phạt tôi, vâng Chúa sửa phạt tôi, nhưng không nỡ để tôi phải chết. (Tv 118, 11.12 - 13.18) 

Quả thật, nơi Chúa Giêsu chúng ta đã thấy sự hiện thực của những lời tiên tri cổ xưa về Người Đầy Tớ khiêm hạ và vâng phục, là Người đã mang trên vai toàn bộ lịch sử thương đau của loài người chúng ta. Và như thế, Chúa Giêsu, bị xô đẩy thô bạo, té ngã vì mệt nhọc và hành hạ, bị bạo lực vây bủa tứ bề, không còn sức chịu đựng nữa. Ngài càng cô đơn hơn, càng chìm sâu trong đen tối hơn! Tan da nát thịt, xương cốt mỏi mòn!

Chúng ta nhận ra trong Người kinh nghiệm đắng cay của những ai chịu giam cầm trong ngục tù, với tất cả những trái ngược vô nhân. Bị vây bủa, bị xô đẩy tàn bạo cho té ngã. Nhà tù ngày nay vẫn còn bị tách biệt, bị quên lãng, bị xã hội dân sự bỏ rơi và khét tiếng với bao nhiêu những ác mộng của bộ máy hành chánh, của bao nhiêu những chậm trễ của công lý. Bản án bị nhân lên gấp đôi bởi những nhà tù đông nghẹt: sự trừng phạt trầm trọng hơn, sự đàn áp bất công, làm hao mòn xương thịt. Quá nhiều người, không thể chịu đựng nổi.. Và ngay cả khi một người anh chị em của chúng ta được ra khỏi ngục tù, chúng ta vẫn xem họ là “cựu tù nhân từng bị kết án”, và như thế, khép kín cánh cửa giúp họ tìm lại phẩm giá trước mặt xã hội và hội nhập thế giới lao động.. Nhưng trầm trọng hơn cả là hiện tượng tra tấn vẫn còn quá thịnh hành tại nhiều nơi trên trái đất, dưới mọi hình thức. Cũng như trong trường hợp Chúa Giêsu: chính Ngài đã bị đánh đập, bị đám quan binh chế diễu nhạo cười, tra tấn hành hạ với chiếc mão gai, roi đòn tàn nhẫn.

Ngày nay, khi chúng ta suy niệm về cái té ngã lần thứ hai của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đúng làm sao câu nói của Ngài đã từng vang lên: “Ta bị tù và các ngươi đã đến thăm Ta.” (Mt 25,26) Trong mọi nhà tù, bên cạnh những người bị tra tấn, đều có Người, Đức Kitô đau khổ, bị giam cầm và hành hạ. Ngay cả trong đau khổ tột cùng, Ngài giúp ta đừng chiều theo nỗi sợ. Chỉ với sự trợ giúp này những ai đã té mới gượng dậy được trên đôi chân mình với sự giúp đỡ của các chuyên viên, của những bàn tay huynh đệ của những thiện nguyện viên trước một xã hội dân sự phải chịu trách nhiệm về bao nhiêu những bất công bên trong những bức tường nhà giam.

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu, lòng con bồi hồi khi thấy Chúa ngã xuống vì con.Con chẳng có công đức gì, đầy tội lỗi, mâu thuẫn và thất bại nhưng Chúa đáp lại với một tình yêu vô biên!Bị xã hội ruồng bỏ, bị kết án tử Chúa còn chúc phúc cho chúng con muôn đời.Phúc cho chúng con nếu hôm nay chúng con hiệp cùng Chúa trong cái té ngã này và tránh xa hành vi kết án tha nhân.Xin giúp chúng con đừng chạy trốn trách nhiệm.Xin cho chúng con biết nương náu nơi sự khiêm hạ của Chúa, tránh xa những kiêu căng giả trá và được tái sinh trong cuộc sống mới như những tạo vật dành cho nước trời. Amen

8. Chặng thứ Tám
Chúa Giêsu an ủi dân thành GiêrusalemLiên đới và cảm thông

Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu mình mà chớ. (Lc 23, 28) 

Như những ngọn đuốc cháy sáng, chúng ta thấy xuất hiện những phụ nữ đứng dọc theo con đường khổ nạn. Những người phụ nữ trung thành và can đảm này không sợ hãi vì bọn lính hay kích động vì những vết thương của Thầy nhân lành. Họ sẵn sàng gặp gỡ và ủi an Người. Chúa Giêsu đứng đó, trước mặt họ. Có những người chà đạp Chúa khi Người ngã gục mỏi mòn trên mặt đất. Nhưng các phụ nữ đứng đó, sẵn sàng dâng tặng Chúa sự nồng ấm của những con tim yêu thương. Các bà đã đứng nhìn Người từ xa, nhưng rồi cố tiến đến gần, như mỗi người bạn, mỗi người anh chị em đều làm khi thấy người mình yêu mến đang gặp khó khăn.

Chúa Giêsu xúc động vì tiếng khóc đắng cay của họ, nhưng mời gọi họ đừng tan nát con tim khi thấy Chúa bị hành hạ đọa đày, hãy đừng là những phụ nữ khóc lóc thở than nhưng hãy trở thành những phụ nữ của đức tin. Người kêu mời một tình liên đới trước khổ đau chứ không muốn một lòng thương hại cằn cỗi và đẫm nước mắt. Đừng than van khóc lóc, nhưng quyết tâm tái sinh, nhìn thẳng về đàng trước, tiến bước với tràn đầy lòng tin và hy vọng hướng về rạng đông chan hòa ánh sáng trên đầu những ai đang trên đường hướng về Chúa. Chúng ta hãy khóc cho chính mình nếu chúng ta còn chưa tin vào Đức Giêsu, Đấng đã loan báo với chúng ta Vương Quốc Cứu chuộc. Chúng ta hãy khóc cho những tội lỗi chưa xưng thú của chính chúng ta.

Và còn nữa, chúng ta hãy khóc cho những người nam chỉ biết trút mọi bạo lực chứa đựng trong lòng trên những phụ nữ. Chúng ta hãy khóc cho những phụ nữ nô lệ của sự sợ hãi và lạm dụng. Tuy nhiên, đấm ngực than van và thương hại thôi thì chưa đủ. Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều hơn nữa. Người đòi hỏi phải trấn an các phụ nữ như Chúa đã làm, phải yêu thương họ như một món quà không thể xúc phạm đến của toàn thể nhân loại để con cái chúng ta có thể lớn lên trong phẩm giá và hy vọng.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin chặn lại bàn tay của những kẻ tấn công phụ nữ! Xin nâng đỡ trái tim của những người phụ nữ đang trong vực thẳm của tuyệt vọng khi họ là nạn nhân của bạo lực. Xin nhìn đến những giọt lệ cô đơn và bị bỏ rơi của họ, và mở rộng trái tim của chúng con để chia sẻ mọi nỗi buồn đầy đủ và thành tâm, vượt lên và vượt xa lòng trắc ẩn. Xin biến chúng con thành phương tiện cho tự do thực sự. Amen.

9. Chặng thứ Chín
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ baHãy bỏ lại sau lưng những luyến tiếc não nùng

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. (Rm 8:35-37)

Thánh Phaolô liệt kê những thử thách của mình, nhưng biết rõ là trước thánh nhân, Chúa Giêsu đã từng trải qua những thử thách ấy; trên đường lên Núi Sọ, Chúa đã té ngã một, rồi hai rồi ba lần. Tan nát bởi những hành hạ, bách hại, bởi gươm đao, bị gỗ thánh giá đè bẹp. Kiệt quệ! Dường như Chúa thốt lên, như chúng ta trong những lúc tối tăm u ám: Tôi không còn chịu nổi nữa! Đó là tiếng kêu của những kẻ bị đàn áp bách hại, của người hấp hối, của các bệnh nhân cuối đời, của những ai đang bị gánh nặng đè bẹp.

Nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy rõ sức mạnh của Người: “Có làm khổ, Người cũng xót thương.” Chúa cho chúng ta thấy rằng trong đau khổ, luôn luôn có lòng Chúa xót thương, vượt lên trên mọi đau khổ và loé lên tia hy vọng. Cũng như Chúa Cha khôn ngoan tỉa bớt những nhánh để cây sinh trái lành (Gv 15,8). Không bao giờ Người tỉa để chặt bỏ cây, nhưng để cây đơm hoa kết trái tốt lành hơn. Hay như một sản phụ sắp đến giờ sinh con: bà đau đớn, rên rỉ, quằn quại khi sinh. Nhưng bà biết rằng đó là những cơn đau của sự sống mới, của một mùa xuân nở đầy hoa chính nhờ việc tỉa cành ấy. Xin cho sự chiêm ngắm hình ảnh Chúa ngã gục, nhưng rồi lại chỗi dậy được, giúp chúng ta biết chiến thắng những khép kín mà sự sợ hãi tương lai bất định đóng ấn trong con tim chúng ta, đặc biệt trong thời đại khủng hoảng ngày nay. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng sự luyến tiếc quá khứ không lành mạnh, sự hài lòng bảo thủ “từ trước đến giờ vẫn như vậy mà!”. Chúa Giêsu Đấng đã loạng choạng và té ngã, nhưng rồi lại đứng dậy, đã chỉ ra cho chúng ta sự chắc chắn của niềm hy vọng một khi được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện liên lỉ, sẽ nảy sinh từ chính trong thử thách chứ không phải sau thử thách hoặc tách biệt khỏi thử thách. Chúng ta sẽ là những người toàn thắng, nhờ tình yêu của Ngài.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cầu xin Chúa nâng lên khỏi mặt đất những người bất hạnh. Đỡ dậy khỏi bùn đất những người nghèo, đặt họ ngồi bên các ông hoàng của chư dân, và ban cho họ vị trí vinh quang. Xin lật nhào những kẻ quyền thế kiêu căng và phục hồi những người yếu đuối vì Chúa là Đấng duy nhất làm chúng con nên giầu có bởi cái nghèo của Ngài. (x. 1 Sam 2:4-8; 2 Cor 8:9). Amen.

10. Chặng thứ Mười
Chúa Giêsu bị lột áoHiệp nhất và phẩm giá

Ðóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: "Ðừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được". Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh:Áo xống tôi, chúng đem chia chác, còn áo dài, cũng bắt thăm luôn. Ðó là những điều lính tráng đã làm. (Ga 19: 23-24)

Không một miếng vải nào được bọn lính chừa lại để che thân thể Chúa Giêsu. Họ lột trần Người. Chúa không còn áo choàng hay áo dài, không còn quần áo gì cả. Chúng lột trần Người như là hành vi hạ nhục cuối cùng. Thân xác Người chỉ còn được che đậy bằng dòng máu tuôn trào ra từ những vết thương sâu rộng. 

Chiếc áo dài được giữ nguyên vẹn là hình ảnh của sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp nhất đang được cố gắng tìm lại trên con đường kiên nhẫn, trong một nền hòa bình dày công xây dựng từng ngày, trên một khung cửi dệt tấm vải bằng sợi vàng của tình huynh đệ trong niềm hòa giải và trong sự tha thứ lẫn nhau. Trong Chúa Giêsu, Đấng vô tội, bị lột trần và bị tra tấn, chúng ta nhận ra phẩm giá bị xúc phạm của tất cả mọi người vô tội, đặc biệt là của những kẻ bé mọn. Thiên Chúa không hề can thiệp, hay ngăn cản không để cho thân thể trần trụi của Người bị phơi bày trên thập giá. Người đã làm như thế để chuộc lại mọi lạm dụng, được che đậy cách bất công, và chứng tỏ rằng Người, Thiên Chúa, chắc chắn đứng về phía những nạn nhân một cách không thể quay lui được.

Lời Nguyện:Lạy Chúa Giêsu, chúng con muốn trở lại ngây thơ như trẻ con, để được vào Nước Trời; Xin tẩy sạch chúng con khỏi những ô uế và những ngẫu tượng. Xin lấy đi khỏi chúng con những trái tim chai đá tạo ra chia rẽ gây tổn hại đến uy tín của Giáo Hội Chúa. Xin ban cho chúng con một trái tim mới và một tinh thần mới để chúng con có thể sống theo lệnh truyền của Chúa và sẵn sàng tuân theo pháp luật của Người. Amen

11. Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giáBên giường người bệnh

Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. Lúc chúng đóng đinh Người vào giờ thứ ba. Bản án xử tội Người viết rằng: "Vua dân Dothái". Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp. (Mc 15, 24-28)

Và họ đã đóng đinh Người! Hình phạt dành cho những kẻ gian ác, những tên phản bội, những nô lệ nổi loạn. Đây là một bản án dành cho Chúa Giêsu của chúng ta: những đinh nhọn xù xì, nỗi đau khổ tê buốt, nỗi sầu buồn của Mẹ Người, sự nhục nhã vì bị xếp ngang hàng với hai tên trộm cướp, bị quân lính tước hết áo để chia nhau, bị những người đi ngang qua chế giễu: “Nó cứu được người khác nhưng không thể tự cứu mình! Xuống khỏi thập giá đi thì chúng tôi sẽ tin ông” (Mt 27,42)

Họ đã đóng đinh Người! Giêsu đã không đi xuống khỏi thập giá, đã không từ bỏ thập giá. Ngài lưu lại trên thập giá và vâng phục ý Cha cho đến cùng. Ngài yêu thương và Ngài tha thứ.

Giống như Giêsu, ngày nay, rất nhiều anh chị em của chính ta đang bị đóng đinh vào giường bệnh, trong bệnh viện, nhà thương, trong gia đình. Đó là thời gian thử thách, những ngày cay đắng của cô đơn và thậm chí là thất vọng: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài lại bỏ con?” (Mt 27,46) 

Cầu xin cho đôi tay chúng ta không bao giờ gây thương tích, nhưng luôn luôn ở kề bên, an ủi và nâng đỡ những bệnh nhân, nâng họ dậy từ giường bệnh. Căn bệnh xảy đến chẳng bao giờ xin phép ai, nó đến bất thình lình. Đôi khi nó gây khó chịu, nó giới hạn tầm nhìn của chúng ta, thử thách niềm hy vọng của chúng ta. Nó rất cay đắng. Chỉ khi nào chúng ta thấy bên cạnh mình có ai đó lắng nghe chúng ta, gần gũi chúng ta, ngồi bên giường chúng ta... căn bệnh mới có thể trở thành trường dạy khôn ngoan vĩ đại, trở thành nơi gặp gỡ Thiên Chúa Nhẫn Nại. Bất cứ khi nào có ai đó chia sẻ những đau yếu của chúng ta vì tình yêu thì lúc đó cả ngay trong đêm tối của khổ đau vẫn bừng lên ánh sáng vượt qua của Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh. Điều đối với con người là một bản án cũng có thể biến thành một hy lễ cứu chuộc vì lợi ích cho cộng đoàn và gia đình chúng ta. Các thánh đã cho chúng ta thấy điều đó.

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu, Xin đừng bao giờ rời xa con, xin ngồi bên cạnh chiếc giường đau yếu của con và đồng hành với con. Xin đừng để con một mình nhưng giang tay ra và nâng con lên! Con tin Chúa là tình yêu, và con tin rằng thánh ý Chúa là biểu hiện của tình yêu của Ngài; vì vậy tôi phó thân con theo thánh ý Chúa, vì con đặt niềm tín thác nơi tình yêu Chúa. Amen

12. Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu chết trên thánh giáBẩy lời cuối cùng

Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Ta khát!" Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19:28-30).

Bẩy lời cuối cùng của Giêsu trên thập giá là một kiệt tác của niềm hy vọng. Một cách từ từ từng bước một, Đức Giêsu đã đi qua tất cả sự tăm tối của đêm đen phó thác hoàn toàn trong vòng tay Cha. Đó là tiếng than van của người đang hấp hối, tiếng kêu của người tuyệt vọng, lời cầu cứu của người lạc lối. Là tiếng kêu của chính Đức Giêsu!

“Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Đây là tiếng kêu của Giob, của những ai đang bị vận rủi bủa vây. Thiên Chúa im lặng. Im lặng vì lời đáp trả của Ngài đã ở đó, trên cây thập giá: chính Ngài, Đức Giêsu, là lời đáp trả của Thiên Chúa, Lời vĩnh cửu đã nhập thể vì tình yêu. “Xin hãy nhớ đến tôi...” (Lc 23,42). Lời kêu cứu của người cùng chịu án tử bên kia đã đi vào con tim của Chúa Giêsu, nó vang vọng chính nỗi đau của Người. Và Giêsu đã lắng nghe lời kêu xin đó: “Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi”. Những nỗi đau của người khác thường giải thoát chúng ta vì nó khiến chúng ta ra khỏi chính mình. 

“Này bà, đây là con bà!...” (Ga 19,26). Chính mẹ của Ngài, Mẹ Maria, đang cùng với Gioan đứng dưới chân thập giá, đã phá tan nỗi sợ. Mẹ mang đến cho hiện trường một sự dịu dàng và hy vọng. Chúa Giêsu không hề cảm thấy đơn độc chút nào. Cũng giống như chúng ta, nếu bên cạnh giường bệnh có ai đó mà chúng ta thương mến chân thành cho đến cùng.

“Ta khát” (Ga 19,28). Giống như đứa trẻ xin mẹ mình cái gì đó để uống; giống như bệnh nhân bị cơn sốt làm nóng người... Cơn khát này của Chúa Giêsu là cơn khát của tất cả những ai đang khát khao sự sống, tự do, công bình. Và đó là cơn khát của người đang khát nhất là Thiên Chúa, Đấng còn hơn chúng ta, đang khát ơn cứu độ cho chúng ta.

“Mọi sự đã hoàn tất!” (Ga 19,30). Tất cả: mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi lời tiên báo, mọi khoảnh khắc của đời sống Chúa Giêsu. Tấm thảm hoa đã hoàn thành. Hàng ngàn sắc màu của tình yêu giờ đây tỏa ra nét đẹp lấp lánh. Chẳng có gì vô ích. Chẳng có gì bị vứt bỏ. Tất cả đều trở thành tình yêu. Tất cả đều được dành cho tôi, cho bạn! Ngay cả cơn hấp hối của Ngài cũng có một ý nghĩa! 

“Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,24). Giờ đây, một cách anh hùng, Đức Giêsu thoát ra khỏi nỗi sợ chết. Vì nếu chúng ta sống trong tình yêu được cho đi nhưng không, tất cả sẽ là sự sống. Sự tha thứ sẽ đổi mới, chữa lành, biến đổi và an ủi! Nó tạo ra một dân mới. Nó chấm dứt chiến tranh.

“Lạy Cha, trong tay Cha, con xin phó thác hồn con” (Lc 23,46). Nỗi thất vọng không còn nữa, nhưng chỉ còn niềm tin tưởng tràn đầy trong tay Cha, tựa mình vào tim Cha. Bởi vì trong Thiên Chúa, từng mảnh cuối cùng sẽ được gắn lại với nhau thành một tổng hợp!

Lời Nguyện:Lạy Thiên Chúa, Đấng trong cuộc thương khó của Chúa Kitô, đã giải phóng chúng con khỏi sự chết, là giá phải trả cho tội lỗi xưa của chúng con, mà toàn thể nhân loại thừa kế, xin đổi mới chúng con theo hình ảnh của Con Chúa.Khi được hoài thai chúng con mang trong mình hình ảnh của những người phàm nhân trên dương thế, xin Chúa cho chúng con nhờ tác động của Thánh Thần có thể mang hình ảnh của con người thiên quốc.Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

13. Chặng thứ Mười Ba
Đưa xác Chúa xuống khỏi thập giáTình yêu mạnh hơn sự chết

“Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxép, và cũng là môn đệ Ðức Giêsu. Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Ðức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông.” (Mt 27,57- 58).

Trước khi được mai táng trong mồ, Đức Giêsu rốt cuộc cũng được trao cho mẹ Ngài. Mẹ là hình ảnh con tim bị đâm thâu, nói với chúng ta rằng cái chết không ngăn cản được nụ hôn cuối cùng của người mẹ dành cho con mình. Bên xác Giêsu, Mẹ Maria tiến sát bên Ngài bằng một cái ôm trọn vẹn dành cho Ngài. Hình ảnh này thường được gọi là “Mẹ Sầu Bi”. Thật đau buồn nhưng nó cho thấy cái chết không phá vỡ được tình yêu, vì tình yêu thì mạnh hơn sự chết! Tình yêu thuần khiết thì luôn còn mãi. Đêm đã đến. Trận chiến đã phân định thắng thua rạch ròi. Tình yêu vẫn còn nguyên trọn vẹn. Những ai sẵn sàng hiến mạng sống vì Đức Kitô, sẽ lại tìm thấy được nó, một sự sống được biến đổi sau cái chết.

Máu và nước mắt đã hòa lẫn trong tấn thảm kịch này. Cũng như cuộc sống của gia đình chúng ta, đôi khi cũng bị vây hãm bởi những mất mát bất ngờ và đau xót, với khoảng trống không thể khỏa lấp được, đặc biệt khi con cái của chúng ta qua đời.

Lòng thương xót có nghĩa là biến anh chị em thành người thân cận, những người đang trong cơn đau buồn và cảm thấy bất an. Thật là một lòng bác ái cao cả khi ta biết chăm sóc cho những ai đang chịu đau khổ nơi thân xác tổn thương, nơi tinh thần sa sút, nơi linh hồn tuyệt vọng. Tình yêu bao giờ cũng là một bài học cao cả mà Đức Giêsu và Mẹ Maria để lại cho chúng ta. Đó là sứ mạng an ủi anh chị em trong cuộc sống hàng ngày, một sứ mạng được trao ban trong chúng ta trong cái ôm thành tín giữa Đức Giêsu chịu chết và Đức Mẹ sầu bi của Ngài.

Lời Nguyện:Lạy Mẹ Đồng Trinh Sầu Bi, nơi bàn thờ của chúng con Mẹ cho chúng con thấy khuôn mặt rạng ngời của Mẹ; với đôi mắt ngước lên trời và đôi bàn tay rộng mở, Mẹ dâng lên Chúa Cha trong cử chỉ hiến tế nạn nhân cứu độ là Chúa Giêsu Con Mẹ. Xin chỉ cho chúng con vị ngọt của vòng tay trung thành cuối cùng và ban cho chúng con sự an ủi từ mẫu của Mẹ, để những nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày của chúng con không bao giờ làm lu mờ hy vọng của chúng con về cuộc sống đời sau. Amen.

14. Chặng thứ Mười Bốn
Táng xác Chúa vào huyệt đá mớiKhu vườn mới

“Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.” (Ga 19,41-42)

Khu vườn, nơi có ngôi mộ mai táng Đức Giêsu, nhắc nhớ chúng ta về một khu vườn khác: Vườn Êđen. Một khu vườn đã bị mất đi nét đẹp và trở thành nỗi sầu khổ, nơi chết chóc và không còn sự sống nữa bởi sự bất tuân của con người. Những nhành cây hoang dại vốn ngăn cản chúng ta hít thở thánh ý Thiên Chúa, cũng như sự gắn bó với tiền tài, danh vọng, lối sống phóng đãng, giờ đây đã bị cắt bỏ và đính chặt vào gỗ cây Thập Giá. Đây là khu vườn mới: cây thánh giá được cắm vào thế gian!

Trên cao ấy, Đức Giêsu đã mang tất cả trở lại với sự sống. Sau khi Ngài trở lại từ nơi hố thẳm địa ngục, nơi Satan đã giam giữ rất nhiều linh hồn, tất cả mọi sự đã bắt đầu được phục hồi. Ngôi mộ là biểu tượng cho cái kết thúc của con người cũ. Thiên Chúa đã không để cho Chúa Giêsu và tất cả chúng ta, là con cái Ngài phải chịu hình phạt là cái chết đời đời. Trong cái chết của Đức Kitô, vương quyền của sự dữ, thứ vương quyền đặt nền trên tham vọng và con tim cứng cỏi, đã bị bẻ gãy.

Cái chết sẽ tước đoạt hết mọi thứ của chúng ta, làm cho chúng ta hiểu rằng sự hiện hữu của chúng ta trên dương thế này có một giới hạn và tới hồi kết thúc. Nhưng trước thân xác Đức Giêsu, một thân xác chịu mai táng trong mồ, chúng ta ý thức được chúng ta là ai. Chúng ta là những thụ tạo cần đến Đấng Tạo Hóa của chúng ta để không phải chết. Sự thinh lặng đang phủ kín khu vườn cho phép chúng ta lắng nghe được thanh âm của làn gió nhẹ: “Ta là Đấng hằng sống và ta luôn ở với các con” (Xh 3,14) Tấm màn trướng trong đền thờ đã bị xé toạc ra. Cuối cùng, chúng ta cũng được thấy dung nhan của Thiên Chúa chúng ta. Chúng ta biết được tên đầy đủ của Người: đó là lòng thương xót và sự trung tín, để ta không còn phải bối rối sợ hãi cả khi phải đối diện với cái chết vì Con Thiên Chúa đã sống lại từ trong kẻ chết (X. Tv 88,6)

Lời Nguyện:Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con,vì bên Ngài con đang ẩn náu.Con thưa cùng CHÚA: "Ngài là Chúa con thờ,ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc?"Còn thần ngoại xứ này, những thần linh xưa con sùng mộ,vẫn gia tăng tàn phá, và thiên hạ tới tấp chạy theo.Máu tế thần, con quyết chẳng dâng,tên của thần, môi con không tụng niệm!Lạy CHÚA, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng,là chén phúc lộc dành cho con;số mạng con, chính Ngài nắm giữ.Phần tuyệt hảo may mắn đã về con,vâng, gia nghiệp ấy làm con thỏa mãn.Con chúc tụng CHÚA hằng thương chỉ dạy,ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con.được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan,thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn.Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty,không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ.Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống:trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi! Amen(x. Tv 15)


J.B. Đặng Minh An dịch
Nguồn: VietCatholic.net

Văn bản Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh



Văn phòng các cử hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng
Chặng Đàng Thánh Giá do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự
 Rôma ngày 18 tháng Tư

Diện mạo của Thiên Chúa
Diện mạo của con người

Dẫn Nhập

Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.

Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu. (Ga 19:35-37).

Lạy Chúa Giêsu chí ái, Chúa đã bước lên đồi Golgotha không chút do dự, trong một tình yêu tuyệt đối,và để cho mình bị đóng đinh mà không phàn nàn trách móc.Lạy Người Con khiêm nhu của Mẹ Maria,Chúa kề vai gánh lấy đêm đen của chúng conđể cho chúng con thấy ánh sáng bao lamà Chúa muốn đong đầy trái tim chúng con.Nơi sự đau khổ của Chúa là ơn cứu độ chúng controng nước mắt Chúa, chúng con thấy "giờ khắc"mà tình yêu đầy ân sủng của Thiên Chúa được tỏ lộ.Trong hơi thở cuối cùng của Chúa, như một phàm nhân,Chúa dẫn chúng con quay về với trái tim của Cha, với bảy lần tha thứ,và Chúa chỉ cho chúng con, trong những lời cuối cùng của mình,con đường dẫn đến sự giải thoát mọi buồn sầu của chúng con.Lạy Chúa, Đấng là Tất Cả đã Nhập Thể, đã tự trút bỏ ra hư không trên thập tự giá,đến mức chỉ còn một người hiểu được là Mẹ,người đứng trung thành dưới thập giá dành cho tội nhân.Cái khát của Chúa là suối nguồn hy vọng,bàn tay chìa ra cho cả người trộm có lòng ăn năn,là người ngày nay nhờ Chúa, đã được vào thiên đường.

Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đinhXin ban cho tất cả chúng con, lòng thương xót vô hạn của Chúa,một hương thơm Bethany trên thế giới,một tiếng kêu của cuộc sống cho tất cả nhân loại.Và cuối cùng, khi chúng con phó mình trong tay Cha,xin mở cho chúng con những cánh cửa của Cuộc Sống muôn đời! Amen.

1. Chặng thứ Nhất
Chúa Giêsu bị kết án tử hìnhNhững ngón tay chỉ trỏ buộc tội

Philatô muốn thả Ðức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: "Ðóng đinh! Ðóng đinh nó vào thập gía!" Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra". Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

Và ông Philatô phán quyết chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Ðức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn. (Lk 23:21-25).

Philatô, kẻ nhút nhát và sợ sự thật, cùng với những ngón tay chỉ trỏ buộc tội, và những tiếng kêu la càng lúc càng ồn ào của đám đông giận dữ: đó là những giai đoạn đầu tiên trong cái chết của Chúa Giêsu. Ngây thơ, giống như chiên con, bị sát tế lấy máu cứu dân Người. Chúa Giêsu, Đấng đi giữa chúng ta mang lại ơn chữa lành và ân sủng của Thiên Chúa, giờ đây bị kết án tử hình. Không một lời tri ân nào được thốt lên từ đám đông đang chọn Baraba thay vì chọn Ngài. Về phần Philatô, phiên tòa này là một sự sỉ nhục. Ông ta trao Ngài cho đám đông và rửa tay mình. Chỉ biết lo lắng cho quyền uy của mình, ông ta trao Chúa Giêsu cho người ta đưa đi đóng đinh. Ông không muốn biết gì hơn về Chúa Giêsu. Đối với Philatô, phiên tòa đã chấm dứt, hồ sơ đã đóng lại.

Việc lên án Chúa Giêsu vội vàng như vậy, với cơ man những cáo buộc dễ dàng, với bao nhiêu những phán xét hời hợt của đám đông mà lòng dạ họ đã chai cứng đi vì những lo sợ bóng gió và những định kiến hình thành nên một nền văn hóa phân biệt chủng tộc và loại trừ, một nền văn hóa của những thư nặc danh và những trò xuyên tạc bỉ ổi. Một khi chúng ta bị cáo buộc, tên của chúng ta ngay lập tức xuất hiện trên trang nhất những tờ báo; nhưng khi chúng ta được tuyên bố trắng án, tin tức được đăng nơi cột cuối cùng!

Còn chính chúng ta thì sao? Liệu chúng ta có hay không một lương tâm trong sáng, ngay thẳng và có trách nhiệm, một lương tâm không bao giờ bỏ rơi những người vô tội nhưng can đảm đứng về phiá người yếu thế, chống lại bất công và bảo vệ sự thật bất cứ khi nào nó bị vi phạm? 

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,Trong cõi đời này có những bàn tay chìa ra hỗ trợ và có cả những bàn tay ký những bản án oan sai.Xin ban cho chúng con, khi được nâng đỡ bởi ơn Chúa, đừng gạt bỏ ai sang một bên.Xin cứu chúng ta khỏi những xuyên tạc và những lời dối trá.Giúp chúng con luôn luôn tìm kiếm sự thật của Chúa,đứng về phía người yếu thế,và đồng hành với họ.Xin Chúa soi sáng cho tất cả những ai được bổ nhiệm làm thẩm phán tại các tòa án của chúng con để họ có thể luôn luôn đưa ra những bản án công bằng và đúng sự thật. Amen.

2. Chặng thứ Hai
Chúa Giêsu vác thánh giáGỗ nặng của thập giá 

Tội lỗi của chúng ta, chính người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em được chữa lành. Quả thật, trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Ðấng chăm sóc linh hồn anh em. (1 Pr 2:24-25). 

Gỗ thánh giá nặng nề, vì trên đó Chúa Giêsu gánh lấy tội lỗi của tất cả chúng ta. Ngài lảo đảo với một gánh quá nặng đối với một người (Ga 19:17). 

Gỗ thánh giá cũng là gánh nặng của tất cả những sai lầm đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế và hậu quả xã hội nghiêm trọng: công ăn việc làm bấp bênh, thất nghiệp, sa thải, một nền kinh tế thống trị chứ không phải là phục vụ, đầu cơ tài chính, các chủ doanh nghiệp tự sát, nạn tham nhũng và cho vay nặng lãi, công nghiệp địa phương chết dần chết mòn. 

Đây là thập giá đè nặng trên giới thợ thuyền, là bất công đè lên vai người lao động. Chúa Giêsu tự mình vác lấy và dạy chúng ta phải chống lại bất công và với sự giúp đỡ của Ngài hãy học cách xây dựng những nhịp cầu của tình liên đới và của hy vọng, nếu không chúng ta cũng chỉ như những con chiên lạc lối trong bối cảnh cuộc khủng hoảng này. 

Chúng ta hãy quay lại với Chúa Kitô, là người mục tử và người giám hộ linh hồn chúng ta. Chúng ta hãy phấn đấu, sát cánh với nhau, cung cấp công ăn việc làm, để vượt qua những sợ hãi và sự cô lập, để phục hồi một sự tôn trọng đối với đời sống chính trị và cùng nhau giải quyết các vấn nạn của chúng ta. 

Thánh giá sẽ trở nên nhẹ hơn nếu chúng ta cùng vác với Chúa Giêsu, và nếu tất cả chúng ta cùng nhau nhấc nó lên, vì “nhờ những vết thương - mà nay mở tung những cửa sổ tâm hồn chúng ta - mà chúng ta được chữa lành.”(x. 1 Pr 2:24). 

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu,đêm đen của chúng con càng ngày càng tối! Nghèo đói gia tăng và trở nên cùng cực. Chúng con không có bánh cho con em của chúng con và mẻ lưới của chúng con chẳng thu được gì. Tương lai của chúng con bất định. Xin cho chúng con có công ăn việc làm. Xin thức tỉnh trong chúng con lòng khát khao cháy bỏng cho công lý, để cuộc sống của chúng con không thường xuyên là một gánh nặng nhưng là một cuộc sống đúng phẩm giá! Amen.

3. Chặng thứ Ba
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhấtSự yếu đuối đang mở ra cho chúng ta sự cởi mở đón tiếp

Sự thật là chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng Người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng họa phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. (Is 53,4-5).

Đó là một Đức Giêsu yếu đuối, mong manh, rất là phàm nhân, Đấng mà chúng ta kinh ngạc chiêm ngắm trong chặng rất đau thương này. Nhưng chính cái ngã của Chúa càng tỏ lộ tình thương vô biên của Ngài. Ngài bị đám đông chen lấn, bị điếc tai vì những tiếng la của binh sĩ, bị sưng phồng vì những vết thương đánh đòn, đầy cay đắng trong lòng vì những chiều sâu vô ơn của loài người. Và thế là Ngài ngã xuống đất! 

Nhưng trong cái ngã xóng xoài dưới sức nặng của thập giá và nhọc mệt, Chúa Giêsu một lần nữa trở thành Thầy dạy Sự Sống. Ngài dạy chúng ta chấp nhận sự dòn mỏng yếu đuối của mình, đừng nản chí vì những thất bại của chúng ta, hãy chân thành nhìn nhận những giới hạn của mình. Thánh Phaolô đã nói: 

“Trong tôi có ước muốn làm điều thiện nhưng tôi lại không có khả năng thực hiện ước muốn ấy” (Rm 7,18). 

Với sức mạnh nội tâm đến từ Chúa Cha, Chúa Giêsu giúp chúng ta đón nhận những thất bại của người khác; thương xót người bị ngã, không dửng dưng với những ai đang kêu cứu. Và Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để không khép kín đối với người gõ cửa nhà chúng ta, xin tị nạn, xin phẩm giá và một tổ quốc. Ý thức về sự mong manh của chúng ta, chúng ta sẽ đón nhận sự mong manh nơi những người di dân, để họ tìm được an ninh và hy vọng.

Thực vậy, chính trong chậu nước dơ tại nhà Tiệc Ly, nghĩa là trong sự dòn mỏng yếu đuối của chúng ta, đã ánh lên thiên nhan đích thực của Thiên Chúa chúng ta! Vì “thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng đã đến và hoá thành phàm nhân, thì thần khí ấy ắt phải đến từ Thiên Chúa” (1 Ga 4,2)

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,Chúa hạ mình để cứu chuộc những dòn mỏng yếu đuối của chúng con. Xin giúp chúng con tiến vào vào mối tương giao chân chính với những người nghèo nhất trong anh chị em chúng con.Xin nhổ tận gốc khỏi con tim của chúng con sự sợ hãi, niềm tự mãn và sự thờ ơ, là những điều ngăn cản chúng con nhìn thấy Chúa trong những người nhập cư, là những điều ngăn cản chúng con tuyên xưng rằng Giáo Hội của Chúa không có biên giới, vì Giáo Hội thật sự là mẹ của tất cả! Amen.

4. Chặng thứ Tư
Chúa Giêsu gặp Đức MẹNhững giọt lệ của tình liên đới

“Ông Simeon chúc phúc cho hai ông bà và nói với Maria, Mẹ Ngài: 'Này đây, Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người ở Israel bị vấp ngã hay được chỗi dậy và về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Bà' (Lc 2,34-35). 

“Anh chị em hãy rơi lệ với người đang khóc. Hãy có cùng những tâm tình như vậy đối với nhau” (Rm 12,15-16)

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Mẹ Ngài đầy xúc động và nước mắt. Nó biểu lộ sức mạnh vô địch của tình mẫu tử vượt lên trên mọi chướng ngại và biết mở mọi con đường. Nhưng cái nhìn liên đới của Mẹ Maria càng sinh động hơn nữa, cái nhìn chia sẻ và mang lại sức mạnh cho Con Mẹ. Và như thế, tâm hồn chúng ta đầy kinh ngạc khi chiêm ngắm sự cao cả của Mẹ Maria, dù chỉ là thụ tạo, đã trở nên ‘láng giềng’ với Thiên Chúa và là Chúa của Mẹ.

Cái nhìn của Mẹ thu tóm tất cả mọi nước mắt của các bà mẹ đối với những người con xa xăm, đối với những người trẻ bị kết án tử hình, bị giết hại hoặc bị đẩy ra chiến trường, nhất là những binh sĩ trẻ em. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu xé lòng của những bà mẹ vì con mình đang chết dần vì những thứ bệnh ung thư do việc đốt những đồ phế thải độc hại gây ra.

Những dòng lệ cay đắng dường nào! Những dòng lệ liên đới với những đau khổ của con cái! Những bà mẹ canh thức đêm khuya dưới ngọn đèn sáng, hồi hộp vì những người trẻ đang trong tình trạng bấp bênh hay đang bị sa đà vào ma túy và rượu, nhất là những đêm thứ Bẩy!

Bên Mẹ Maria, chúng ta sẽ không bao giờ là một dân tộc của những trẻ mồ côi! Như với thánh Juan Diego, Mẹ Maria cũng mơn trớn và an ủi chúng ta như những người con và nói với chúng ta rằng: “Tâm hồn các con đừng xao xuyến. Mẹ là mẹ con, chẳng ở đây sao?” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm. 286).

Lời NguyệnKính mừng Maria, Mẹ thân yêu, xin Mẹ ban phép lành cho con. Xin chúc phúc cho con và gia đình con. Con dâng lên Chúa tất cả những gì con làm, những gì con chịu hôm nay, trong sự hiệp nhất với những đau khổ của Mẹ và Con rất thánh của Mẹ. Con dâng lên Mẹ bản thân con và tất cả những gì con có, đặt mọi sự dưới lớp áo của Mẹ. Lạy Mẹ là Mẹ con, xin tẩy sạch tâm hồn và thân xác con và xin cho ngày hôm nay con sẽ không làm gì phật lòng Thiên Chúa. Con khẩn xin điều này nhờ sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và sự vẹn tuyền trinh nguyên của Mẹ. Amen (Thánh Gaspare Bertoni)

5. Chặng thứ Năm
Ông Simon vác đỡ thánh giá ChúaBàn tay thân hữu đỡ nâng

“Họ bắt một người qua đường vác đỡ thập giá cho Người. Ông tên là Simon người xứ Xirênê, thân phụ của Alessandro và Rufo” (Mc 15,21)

Tình cờ, ông Simon Xirênê đi qua đó. Nhưng điều này trở thành một thời khắc quyết định trong cuộc đời của ông. Ông từ ngoài đồng trở về. Một người lao động lam lũ và khỏe mạnh. Vì thế, ông bị buộc vác thập giá của Chúa Giêsu, người bị kết án tử hình ô nhục (Xc Pl 2:8). 

Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ này dẫn đến một quyết định đổi đời để đi theo Chúa Giêsu, vác lấy thập giá mỗi ngày, và từ bỏ chính mình (Xc Mt 16,24-25). Thánh Marcô bảo với chúng ta rằng ông Simon là thân phụ của hai tín hữu Kitô được biết đến trong cộng đoàn Roma là Alessandro và Rufo. Một người cha chắc chắn đã in dấu trong tâm hồn các con sức mạnh của thập giá Chúa Giêsu. Cuộc sống, nếu bạn bám víu vào nó quá, thì nó sẽ thoái hóa và trở thành tro bụi. Nhưng nếu bạn cho nó đi, thì sự sống sẽ tươi nở và sinh đầy hoa trái cho bạn và cho toàn thể cộng đoàn!

Đây chính là bí quyết thực sự chữa trị tính ích kỷ vẫn luôn rình mò chúng ta. Tương quan với người khác chữa lành chúng ta và sinh ra tình huynh đệ huyền nhiệm, chiêm niệm, biết nhìn đến sự cao cả thánh thiêng của tha nhân, biết khám phá Thiên Chúa trong mọi người, biết chịu đựng những phiền toái trong cuộc sống, và biết bám chặt vào tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ khi chúng ta mở rộng con tim cho tình yêu Chúa, chúng ta mới được thúc đẩy tìm kiếm hạnh phúc cho tha nhân qua bao nhiêu cử chỉ thiện nguyện: một đêm ở nhà thương, cho mượn mà không đòi lãi cao, một dòng nước mắt được lau khô trong gia đình, sự quảng đại chân thành, việc sử dụng công ích một cách sáng suốt, chia sẻ cơm bánh và công ăn việc làm, và khước từ mọi hình thức ghen tương.

Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng: “Những gì anh em làm cho những kẻ bé mọn này, là anh em làm cho ta” (Mt 25:40).

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu, tại Xirênê, người bạn này đánh động con tim Giáo Hội, là nơi trú ẩn của tình yêu dành cho tất cả những ai khao khát Chúa. Giúp đỡ anh chị em chúng con là chìa khóa cánh cửa sự Sống. Cầu xin cho những ích kỷ không khiến chúng con ngoảnh mặt không nhìn đến tha nhân, nhưng xin giúp chúng con tuôn đổ dầu ủi an trên những vết thương của họ, và do đó trở thành một người bạn đồng hành trung tín, bền đỗ không mệt mỏi trong dấn thân của chúng con cho tình huynh đệ. Amen.

6. Chặng thứ Sáu
Bà Vêrônica lau mặt ChúaTình yêu dịu dàng của người phụ nữ

“Tim con lập lại lời mời của Chúa: Hãy tìm kiếm nhan thánh Ta!”. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài. Xin Ngài đừng ẩn mặt, đừng giận mà ruồng rẫy tôi tớ Ngài. Chúa là Đấng phù trợ con, xin đừng bỏ con, đừng xua đuổi con, lạy Thiên Chúa Đấng cứu độ con” (Tv 27,8-9).

Chúa Giêsu lê bước, thở hổn hển. Nhưng ánh quang rạng ngời trên khuôn mặt Ngài vẫn nguyên vẹn. Những vết khạc nhổ và những cái tát không làm lu mờ vẻ đẹp của Ngài. Khuôn mặt Ngài như bụi gai cháy đỏ, khi càng bị xúc phạm, thì càng chiếu tỏ ánh sáng cứu độ. Những dòng lệ âm thầm chảy xuống từ đôi mắt của Thầy. Ngài mang lấy gánh nặng bị bỏ rơi. Nhưng Chúa Giêsu vẫn tiến bước, không dừng lại, không ngoái nhìn đàng sau. Ngài đối diện với đau thương. Ngài bị giao động vì sự tàn ác, nhưng Ngài biết rằng cái chết của Ngài không phải là uổng công vô ích.

Bấy giờ Chúa Giêsu dừng lại trước một phụ nữ đến gặp Ngài không chút do dự. Đó là bà Veronia, một hình ảnh của sự dịu hiền phụ nữ đích thực!

Ở đây Chúa là hiện thân nhu cầu của chúng ta mong có được sự yêu thương nhưng không, cảm thấy được yêu mến và được bảo vệ nhờ những cử chỉ ân cần săn sóc. Những săn sóc an ủi của người phụ nữ ấy thật quí giá đối với Chúa Giêsu và dường như cất đi những hành vi xúc phạm mà Ngài đã chịu trong những giờ tra tấn ấy. Bà Veronica đã làm rung động được Chúa Giêsu dịu dàng, cảm nhận được chút gì trong ánh quang của Ngài, không những để thoa dịu nhưng còn để dự phần vào sự đau khổ của Ngài. Trong Chúa Giêsu, bà nhìn thấy những người láng giềng đang cần đến sự an ủi dịu dàng của chúng ta, và tiến đến để lắng nghe tiếng rên xiết đau thương của những người ngày nay là những ai chẳng nhận được sự giúp đỡ cụ thể cũng chẳng có chút hơi ấm nào của tình người, những người chết trong cô đơn.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, thật nặng nề ngần nào, khi chúng con bị tách biệt khỏi tất cả những ai chúng con nghĩ rằng lẽ ra phải đứng bên cạnh chúng con vào ngày bất hạnh của mình! Xin bọc chúng con trong vải vấy máu cực trọng của Chúa đổ ra dọc theo con con đường của bỏ rơi, mà Chúa phải chịu đựng bất công. Nếu không có Chúa, chúng con chẳng có, cũng chẳng cho đi một chút ủi an nào. Amen.

7. Chặng thứ Bẩy
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ haiNỗi thống khổ của ngục tù và tra tấn

Chúng bủa vây tôi.. Chúng bao quanh tôi như bầy ong, chúng như lửa bụi gai cháy bừng bừng, nhờ Danh Chúa tôi đã trừ diệt chúng. Chúng đã xô đẩy tôi, xô thật mạnh cho ngã, nhưng Chúa đã phù trợ thân này. Sửa phạt tôi, vâng Chúa sửa phạt tôi, nhưng không nỡ để tôi phải chết. (Tv 118, 11.12 - 13.18) 

Quả thật, nơi Chúa Giêsu chúng ta đã thấy sự hiện thực của những lời tiên tri cổ xưa về Người Đầy Tớ khiêm hạ và vâng phục, là Người đã mang trên vai toàn bộ lịch sử thương đau của loài người chúng ta. Và như thế, Chúa Giêsu, bị xô đẩy thô bạo, té ngã vì mệt nhọc và hành hạ, bị bạo lực vây bủa tứ bề, không còn sức chịu đựng nữa. Ngài càng cô đơn hơn, càng chìm sâu trong đen tối hơn! Tan da nát thịt, xương cốt mỏi mòn!

Chúng ta nhận ra trong Người kinh nghiệm đắng cay của những ai chịu giam cầm trong ngục tù, với tất cả những trái ngược vô nhân. Bị vây bủa, bị xô đẩy tàn bạo cho té ngã. Nhà tù ngày nay vẫn còn bị tách biệt, bị quên lãng, bị xã hội dân sự bỏ rơi và khét tiếng với bao nhiêu những ác mộng của bộ máy hành chánh, của bao nhiêu những chậm trễ của công lý. Bản án bị nhân lên gấp đôi bởi những nhà tù đông nghẹt: sự trừng phạt trầm trọng hơn, sự đàn áp bất công, làm hao mòn xương thịt. Quá nhiều người, không thể chịu đựng nổi.. Và ngay cả khi một người anh chị em của chúng ta được ra khỏi ngục tù, chúng ta vẫn xem họ là “cựu tù nhân từng bị kết án”, và như thế, khép kín cánh cửa giúp họ tìm lại phẩm giá trước mặt xã hội và hội nhập thế giới lao động.. Nhưng trầm trọng hơn cả là hiện tượng tra tấn vẫn còn quá thịnh hành tại nhiều nơi trên trái đất, dưới mọi hình thức. Cũng như trong trường hợp Chúa Giêsu: chính Ngài đã bị đánh đập, bị đám quan binh chế diễu nhạo cười, tra tấn hành hạ với chiếc mão gai, roi đòn tàn nhẫn.

Ngày nay, khi chúng ta suy niệm về cái té ngã lần thứ hai của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đúng làm sao câu nói của Ngài đã từng vang lên: “Ta bị tù và các ngươi đã đến thăm Ta.” (Mt 25,26) Trong mọi nhà tù, bên cạnh những người bị tra tấn, đều có Người, Đức Kitô đau khổ, bị giam cầm và hành hạ. Ngay cả trong đau khổ tột cùng, Ngài giúp ta đừng chiều theo nỗi sợ. Chỉ với sự trợ giúp này những ai đã té mới gượng dậy được trên đôi chân mình với sự giúp đỡ của các chuyên viên, của những bàn tay huynh đệ của những thiện nguyện viên trước một xã hội dân sự phải chịu trách nhiệm về bao nhiêu những bất công bên trong những bức tường nhà giam.

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu, lòng con bồi hồi khi thấy Chúa ngã xuống vì con.Con chẳng có công đức gì, đầy tội lỗi, mâu thuẫn và thất bại nhưng Chúa đáp lại với một tình yêu vô biên!Bị xã hội ruồng bỏ, bị kết án tử Chúa còn chúc phúc cho chúng con muôn đời.Phúc cho chúng con nếu hôm nay chúng con hiệp cùng Chúa trong cái té ngã này và tránh xa hành vi kết án tha nhân.Xin giúp chúng con đừng chạy trốn trách nhiệm.Xin cho chúng con biết nương náu nơi sự khiêm hạ của Chúa, tránh xa những kiêu căng giả trá và được tái sinh trong cuộc sống mới như những tạo vật dành cho nước trời. Amen

8. Chặng thứ Tám
Chúa Giêsu an ủi dân thành GiêrusalemLiên đới và cảm thông

Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu mình mà chớ. (Lc 23, 28) 

Như những ngọn đuốc cháy sáng, chúng ta thấy xuất hiện những phụ nữ đứng dọc theo con đường khổ nạn. Những người phụ nữ trung thành và can đảm này không sợ hãi vì bọn lính hay kích động vì những vết thương của Thầy nhân lành. Họ sẵn sàng gặp gỡ và ủi an Người. Chúa Giêsu đứng đó, trước mặt họ. Có những người chà đạp Chúa khi Người ngã gục mỏi mòn trên mặt đất. Nhưng các phụ nữ đứng đó, sẵn sàng dâng tặng Chúa sự nồng ấm của những con tim yêu thương. Các bà đã đứng nhìn Người từ xa, nhưng rồi cố tiến đến gần, như mỗi người bạn, mỗi người anh chị em đều làm khi thấy người mình yêu mến đang gặp khó khăn.

Chúa Giêsu xúc động vì tiếng khóc đắng cay của họ, nhưng mời gọi họ đừng tan nát con tim khi thấy Chúa bị hành hạ đọa đày, hãy đừng là những phụ nữ khóc lóc thở than nhưng hãy trở thành những phụ nữ của đức tin. Người kêu mời một tình liên đới trước khổ đau chứ không muốn một lòng thương hại cằn cỗi và đẫm nước mắt. Đừng than van khóc lóc, nhưng quyết tâm tái sinh, nhìn thẳng về đàng trước, tiến bước với tràn đầy lòng tin và hy vọng hướng về rạng đông chan hòa ánh sáng trên đầu những ai đang trên đường hướng về Chúa. Chúng ta hãy khóc cho chính mình nếu chúng ta còn chưa tin vào Đức Giêsu, Đấng đã loan báo với chúng ta Vương Quốc Cứu chuộc. Chúng ta hãy khóc cho những tội lỗi chưa xưng thú của chính chúng ta.

Và còn nữa, chúng ta hãy khóc cho những người nam chỉ biết trút mọi bạo lực chứa đựng trong lòng trên những phụ nữ. Chúng ta hãy khóc cho những phụ nữ nô lệ của sự sợ hãi và lạm dụng. Tuy nhiên, đấm ngực than van và thương hại thôi thì chưa đủ. Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều hơn nữa. Người đòi hỏi phải trấn an các phụ nữ như Chúa đã làm, phải yêu thương họ như một món quà không thể xúc phạm đến của toàn thể nhân loại để con cái chúng ta có thể lớn lên trong phẩm giá và hy vọng.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin chặn lại bàn tay của những kẻ tấn công phụ nữ! Xin nâng đỡ trái tim của những người phụ nữ đang trong vực thẳm của tuyệt vọng khi họ là nạn nhân của bạo lực. Xin nhìn đến những giọt lệ cô đơn và bị bỏ rơi của họ, và mở rộng trái tim của chúng con để chia sẻ mọi nỗi buồn đầy đủ và thành tâm, vượt lên và vượt xa lòng trắc ẩn. Xin biến chúng con thành phương tiện cho tự do thực sự. Amen.

9. Chặng thứ Chín
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ baHãy bỏ lại sau lưng những luyến tiếc não nùng

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. (Rm 8:35-37)

Thánh Phaolô liệt kê những thử thách của mình, nhưng biết rõ là trước thánh nhân, Chúa Giêsu đã từng trải qua những thử thách ấy; trên đường lên Núi Sọ, Chúa đã té ngã một, rồi hai rồi ba lần. Tan nát bởi những hành hạ, bách hại, bởi gươm đao, bị gỗ thánh giá đè bẹp. Kiệt quệ! Dường như Chúa thốt lên, như chúng ta trong những lúc tối tăm u ám: Tôi không còn chịu nổi nữa! Đó là tiếng kêu của những kẻ bị đàn áp bách hại, của người hấp hối, của các bệnh nhân cuối đời, của những ai đang bị gánh nặng đè bẹp.

Nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy rõ sức mạnh của Người: “Có làm khổ, Người cũng xót thương.” Chúa cho chúng ta thấy rằng trong đau khổ, luôn luôn có lòng Chúa xót thương, vượt lên trên mọi đau khổ và loé lên tia hy vọng. Cũng như Chúa Cha khôn ngoan tỉa bớt những nhánh để cây sinh trái lành (Gv 15,8). Không bao giờ Người tỉa để chặt bỏ cây, nhưng để cây đơm hoa kết trái tốt lành hơn. Hay như một sản phụ sắp đến giờ sinh con: bà đau đớn, rên rỉ, quằn quại khi sinh. Nhưng bà biết rằng đó là những cơn đau của sự sống mới, của một mùa xuân nở đầy hoa chính nhờ việc tỉa cành ấy. Xin cho sự chiêm ngắm hình ảnh Chúa ngã gục, nhưng rồi lại chỗi dậy được, giúp chúng ta biết chiến thắng những khép kín mà sự sợ hãi tương lai bất định đóng ấn trong con tim chúng ta, đặc biệt trong thời đại khủng hoảng ngày nay. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng sự luyến tiếc quá khứ không lành mạnh, sự hài lòng bảo thủ “từ trước đến giờ vẫn như vậy mà!”. Chúa Giêsu Đấng đã loạng choạng và té ngã, nhưng rồi lại đứng dậy, đã chỉ ra cho chúng ta sự chắc chắn của niềm hy vọng một khi được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện liên lỉ, sẽ nảy sinh từ chính trong thử thách chứ không phải sau thử thách hoặc tách biệt khỏi thử thách. Chúng ta sẽ là những người toàn thắng, nhờ tình yêu của Ngài.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cầu xin Chúa nâng lên khỏi mặt đất những người bất hạnh. Đỡ dậy khỏi bùn đất những người nghèo, đặt họ ngồi bên các ông hoàng của chư dân, và ban cho họ vị trí vinh quang. Xin lật nhào những kẻ quyền thế kiêu căng và phục hồi những người yếu đuối vì Chúa là Đấng duy nhất làm chúng con nên giầu có bởi cái nghèo của Ngài. (x. 1 Sam 2:4-8; 2 Cor 8:9). Amen.

10. Chặng thứ Mười
Chúa Giêsu bị lột áoHiệp nhất và phẩm giá

Ðóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: "Ðừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được". Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh:Áo xống tôi, chúng đem chia chác, còn áo dài, cũng bắt thăm luôn. Ðó là những điều lính tráng đã làm. (Ga 19: 23-24)

Không một miếng vải nào được bọn lính chừa lại để che thân thể Chúa Giêsu. Họ lột trần Người. Chúa không còn áo choàng hay áo dài, không còn quần áo gì cả. Chúng lột trần Người như là hành vi hạ nhục cuối cùng. Thân xác Người chỉ còn được che đậy bằng dòng máu tuôn trào ra từ những vết thương sâu rộng. 

Chiếc áo dài được giữ nguyên vẹn là hình ảnh của sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp nhất đang được cố gắng tìm lại trên con đường kiên nhẫn, trong một nền hòa bình dày công xây dựng từng ngày, trên một khung cửi dệt tấm vải bằng sợi vàng của tình huynh đệ trong niềm hòa giải và trong sự tha thứ lẫn nhau. Trong Chúa Giêsu, Đấng vô tội, bị lột trần và bị tra tấn, chúng ta nhận ra phẩm giá bị xúc phạm của tất cả mọi người vô tội, đặc biệt là của những kẻ bé mọn. Thiên Chúa không hề can thiệp, hay ngăn cản không để cho thân thể trần trụi của Người bị phơi bày trên thập giá. Người đã làm như thế để chuộc lại mọi lạm dụng, được che đậy cách bất công, và chứng tỏ rằng Người, Thiên Chúa, chắc chắn đứng về phía những nạn nhân một cách không thể quay lui được.

Lời Nguyện:Lạy Chúa Giêsu, chúng con muốn trở lại ngây thơ như trẻ con, để được vào Nước Trời; Xin tẩy sạch chúng con khỏi những ô uế và những ngẫu tượng. Xin lấy đi khỏi chúng con những trái tim chai đá tạo ra chia rẽ gây tổn hại đến uy tín của Giáo Hội Chúa. Xin ban cho chúng con một trái tim mới và một tinh thần mới để chúng con có thể sống theo lệnh truyền của Chúa và sẵn sàng tuân theo pháp luật của Người. Amen

11. Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giáBên giường người bệnh

Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. Lúc chúng đóng đinh Người vào giờ thứ ba. Bản án xử tội Người viết rằng: "Vua dân Dothái". Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp. (Mc 15, 24-28)

Và họ đã đóng đinh Người! Hình phạt dành cho những kẻ gian ác, những tên phản bội, những nô lệ nổi loạn. Đây là một bản án dành cho Chúa Giêsu của chúng ta: những đinh nhọn xù xì, nỗi đau khổ tê buốt, nỗi sầu buồn của Mẹ Người, sự nhục nhã vì bị xếp ngang hàng với hai tên trộm cướp, bị quân lính tước hết áo để chia nhau, bị những người đi ngang qua chế giễu: “Nó cứu được người khác nhưng không thể tự cứu mình! Xuống khỏi thập giá đi thì chúng tôi sẽ tin ông” (Mt 27,42)

Họ đã đóng đinh Người! Giêsu đã không đi xuống khỏi thập giá, đã không từ bỏ thập giá. Ngài lưu lại trên thập giá và vâng phục ý Cha cho đến cùng. Ngài yêu thương và Ngài tha thứ.

Giống như Giêsu, ngày nay, rất nhiều anh chị em của chính ta đang bị đóng đinh vào giường bệnh, trong bệnh viện, nhà thương, trong gia đình. Đó là thời gian thử thách, những ngày cay đắng của cô đơn và thậm chí là thất vọng: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài lại bỏ con?” (Mt 27,46) 

Cầu xin cho đôi tay chúng ta không bao giờ gây thương tích, nhưng luôn luôn ở kề bên, an ủi và nâng đỡ những bệnh nhân, nâng họ dậy từ giường bệnh. Căn bệnh xảy đến chẳng bao giờ xin phép ai, nó đến bất thình lình. Đôi khi nó gây khó chịu, nó giới hạn tầm nhìn của chúng ta, thử thách niềm hy vọng của chúng ta. Nó rất cay đắng. Chỉ khi nào chúng ta thấy bên cạnh mình có ai đó lắng nghe chúng ta, gần gũi chúng ta, ngồi bên giường chúng ta... căn bệnh mới có thể trở thành trường dạy khôn ngoan vĩ đại, trở thành nơi gặp gỡ Thiên Chúa Nhẫn Nại. Bất cứ khi nào có ai đó chia sẻ những đau yếu của chúng ta vì tình yêu thì lúc đó cả ngay trong đêm tối của khổ đau vẫn bừng lên ánh sáng vượt qua của Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh. Điều đối với con người là một bản án cũng có thể biến thành một hy lễ cứu chuộc vì lợi ích cho cộng đoàn và gia đình chúng ta. Các thánh đã cho chúng ta thấy điều đó.

Lời NguyệnLạy Chúa Giêsu, Xin đừng bao giờ rời xa con, xin ngồi bên cạnh chiếc giường đau yếu của con và đồng hành với con. Xin đừng để con một mình nhưng giang tay ra và nâng con lên! Con tin Chúa là tình yêu, và con tin rằng thánh ý Chúa là biểu hiện của tình yêu của Ngài; vì vậy tôi phó thân con theo thánh ý Chúa, vì con đặt niềm tín thác nơi tình yêu Chúa. Amen

12. Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu chết trên thánh giáBẩy lời cuối cùng

Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Ta khát!" Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19:28-30).

Bẩy lời cuối cùng của Giêsu trên thập giá là một kiệt tác của niềm hy vọng. Một cách từ từ từng bước một, Đức Giêsu đã đi qua tất cả sự tăm tối của đêm đen phó thác hoàn toàn trong vòng tay Cha. Đó là tiếng than van của người đang hấp hối, tiếng kêu của người tuyệt vọng, lời cầu cứu của người lạc lối. Là tiếng kêu của chính Đức Giêsu!

“Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Đây là tiếng kêu của Giob, của những ai đang bị vận rủi bủa vây. Thiên Chúa im lặng. Im lặng vì lời đáp trả của Ngài đã ở đó, trên cây thập giá: chính Ngài, Đức Giêsu, là lời đáp trả của Thiên Chúa, Lời vĩnh cửu đã nhập thể vì tình yêu. “Xin hãy nhớ đến tôi...” (Lc 23,42). Lời kêu cứu của người cùng chịu án tử bên kia đã đi vào con tim của Chúa Giêsu, nó vang vọng chính nỗi đau của Người. Và Giêsu đã lắng nghe lời kêu xin đó: “Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi”. Những nỗi đau của người khác thường giải thoát chúng ta vì nó khiến chúng ta ra khỏi chính mình. 

“Này bà, đây là con bà!...” (Ga 19,26). Chính mẹ của Ngài, Mẹ Maria, đang cùng với Gioan đứng dưới chân thập giá, đã phá tan nỗi sợ. Mẹ mang đến cho hiện trường một sự dịu dàng và hy vọng. Chúa Giêsu không hề cảm thấy đơn độc chút nào. Cũng giống như chúng ta, nếu bên cạnh giường bệnh có ai đó mà chúng ta thương mến chân thành cho đến cùng.

“Ta khát” (Ga 19,28). Giống như đứa trẻ xin mẹ mình cái gì đó để uống; giống như bệnh nhân bị cơn sốt làm nóng người... Cơn khát này của Chúa Giêsu là cơn khát của tất cả những ai đang khát khao sự sống, tự do, công bình. Và đó là cơn khát của người đang khát nhất là Thiên Chúa, Đấng còn hơn chúng ta, đang khát ơn cứu độ cho chúng ta.

“Mọi sự đã hoàn tất!” (Ga 19,30). Tất cả: mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi lời tiên báo, mọi khoảnh khắc của đời sống Chúa Giêsu. Tấm thảm hoa đã hoàn thành. Hàng ngàn sắc màu của tình yêu giờ đây tỏa ra nét đẹp lấp lánh. Chẳng có gì vô ích. Chẳng có gì bị vứt bỏ. Tất cả đều trở thành tình yêu. Tất cả đều được dành cho tôi, cho bạn! Ngay cả cơn hấp hối của Ngài cũng có một ý nghĩa! 

“Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,24). Giờ đây, một cách anh hùng, Đức Giêsu thoát ra khỏi nỗi sợ chết. Vì nếu chúng ta sống trong tình yêu được cho đi nhưng không, tất cả sẽ là sự sống. Sự tha thứ sẽ đổi mới, chữa lành, biến đổi và an ủi! Nó tạo ra một dân mới. Nó chấm dứt chiến tranh.

“Lạy Cha, trong tay Cha, con xin phó thác hồn con” (Lc 23,46). Nỗi thất vọng không còn nữa, nhưng chỉ còn niềm tin tưởng tràn đầy trong tay Cha, tựa mình vào tim Cha. Bởi vì trong Thiên Chúa, từng mảnh cuối cùng sẽ được gắn lại với nhau thành một tổng hợp!

Lời Nguyện:Lạy Thiên Chúa, Đấng trong cuộc thương khó của Chúa Kitô, đã giải phóng chúng con khỏi sự chết, là giá phải trả cho tội lỗi xưa của chúng con, mà toàn thể nhân loại thừa kế, xin đổi mới chúng con theo hình ảnh của Con Chúa.Khi được hoài thai chúng con mang trong mình hình ảnh của những người phàm nhân trên dương thế, xin Chúa cho chúng con nhờ tác động của Thánh Thần có thể mang hình ảnh của con người thiên quốc.Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

13. Chặng thứ Mười Ba
Đưa xác Chúa xuống khỏi thập giáTình yêu mạnh hơn sự chết

“Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxép, và cũng là môn đệ Ðức Giêsu. Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Ðức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông.” (Mt 27,57- 58).

Trước khi được mai táng trong mồ, Đức Giêsu rốt cuộc cũng được trao cho mẹ Ngài. Mẹ là hình ảnh con tim bị đâm thâu, nói với chúng ta rằng cái chết không ngăn cản được nụ hôn cuối cùng của người mẹ dành cho con mình. Bên xác Giêsu, Mẹ Maria tiến sát bên Ngài bằng một cái ôm trọn vẹn dành cho Ngài. Hình ảnh này thường được gọi là “Mẹ Sầu Bi”. Thật đau buồn nhưng nó cho thấy cái chết không phá vỡ được tình yêu, vì tình yêu thì mạnh hơn sự chết! Tình yêu thuần khiết thì luôn còn mãi. Đêm đã đến. Trận chiến đã phân định thắng thua rạch ròi. Tình yêu vẫn còn nguyên trọn vẹn. Những ai sẵn sàng hiến mạng sống vì Đức Kitô, sẽ lại tìm thấy được nó, một sự sống được biến đổi sau cái chết.

Máu và nước mắt đã hòa lẫn trong tấn thảm kịch này. Cũng như cuộc sống của gia đình chúng ta, đôi khi cũng bị vây hãm bởi những mất mát bất ngờ và đau xót, với khoảng trống không thể khỏa lấp được, đặc biệt khi con cái của chúng ta qua đời.

Lòng thương xót có nghĩa là biến anh chị em thành người thân cận, những người đang trong cơn đau buồn và cảm thấy bất an. Thật là một lòng bác ái cao cả khi ta biết chăm sóc cho những ai đang chịu đau khổ nơi thân xác tổn thương, nơi tinh thần sa sút, nơi linh hồn tuyệt vọng. Tình yêu bao giờ cũng là một bài học cao cả mà Đức Giêsu và Mẹ Maria để lại cho chúng ta. Đó là sứ mạng an ủi anh chị em trong cuộc sống hàng ngày, một sứ mạng được trao ban trong chúng ta trong cái ôm thành tín giữa Đức Giêsu chịu chết và Đức Mẹ sầu bi của Ngài.

Lời Nguyện:Lạy Mẹ Đồng Trinh Sầu Bi, nơi bàn thờ của chúng con Mẹ cho chúng con thấy khuôn mặt rạng ngời của Mẹ; với đôi mắt ngước lên trời và đôi bàn tay rộng mở, Mẹ dâng lên Chúa Cha trong cử chỉ hiến tế nạn nhân cứu độ là Chúa Giêsu Con Mẹ. Xin chỉ cho chúng con vị ngọt của vòng tay trung thành cuối cùng và ban cho chúng con sự an ủi từ mẫu của Mẹ, để những nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày của chúng con không bao giờ làm lu mờ hy vọng của chúng con về cuộc sống đời sau. Amen.

14. Chặng thứ Mười Bốn
Táng xác Chúa vào huyệt đá mớiKhu vườn mới

“Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.” (Ga 19,41-42)

Khu vườn, nơi có ngôi mộ mai táng Đức Giêsu, nhắc nhớ chúng ta về một khu vườn khác: Vườn Êđen. Một khu vườn đã bị mất đi nét đẹp và trở thành nỗi sầu khổ, nơi chết chóc và không còn sự sống nữa bởi sự bất tuân của con người. Những nhành cây hoang dại vốn ngăn cản chúng ta hít thở thánh ý Thiên Chúa, cũng như sự gắn bó với tiền tài, danh vọng, lối sống phóng đãng, giờ đây đã bị cắt bỏ và đính chặt vào gỗ cây Thập Giá. Đây là khu vườn mới: cây thánh giá được cắm vào thế gian!

Trên cao ấy, Đức Giêsu đã mang tất cả trở lại với sự sống. Sau khi Ngài trở lại từ nơi hố thẳm địa ngục, nơi Satan đã giam giữ rất nhiều linh hồn, tất cả mọi sự đã bắt đầu được phục hồi. Ngôi mộ là biểu tượng cho cái kết thúc của con người cũ. Thiên Chúa đã không để cho Chúa Giêsu và tất cả chúng ta, là con cái Ngài phải chịu hình phạt là cái chết đời đời. Trong cái chết của Đức Kitô, vương quyền của sự dữ, thứ vương quyền đặt nền trên tham vọng và con tim cứng cỏi, đã bị bẻ gãy.

Cái chết sẽ tước đoạt hết mọi thứ của chúng ta, làm cho chúng ta hiểu rằng sự hiện hữu của chúng ta trên dương thế này có một giới hạn và tới hồi kết thúc. Nhưng trước thân xác Đức Giêsu, một thân xác chịu mai táng trong mồ, chúng ta ý thức được chúng ta là ai. Chúng ta là những thụ tạo cần đến Đấng Tạo Hóa của chúng ta để không phải chết. Sự thinh lặng đang phủ kín khu vườn cho phép chúng ta lắng nghe được thanh âm của làn gió nhẹ: “Ta là Đấng hằng sống và ta luôn ở với các con” (Xh 3,14) Tấm màn trướng trong đền thờ đã bị xé toạc ra. Cuối cùng, chúng ta cũng được thấy dung nhan của Thiên Chúa chúng ta. Chúng ta biết được tên đầy đủ của Người: đó là lòng thương xót và sự trung tín, để ta không còn phải bối rối sợ hãi cả khi phải đối diện với cái chết vì Con Thiên Chúa đã sống lại từ trong kẻ chết (X. Tv 88,6)

Lời Nguyện:Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con,vì bên Ngài con đang ẩn náu.Con thưa cùng CHÚA: "Ngài là Chúa con thờ,ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc?"Còn thần ngoại xứ này, những thần linh xưa con sùng mộ,vẫn gia tăng tàn phá, và thiên hạ tới tấp chạy theo.Máu tế thần, con quyết chẳng dâng,tên của thần, môi con không tụng niệm!Lạy CHÚA, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng,là chén phúc lộc dành cho con;số mạng con, chính Ngài nắm giữ.Phần tuyệt hảo may mắn đã về con,vâng, gia nghiệp ấy làm con thỏa mãn.Con chúc tụng CHÚA hằng thương chỉ dạy,ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con.được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan,thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn.Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty,không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ.Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống:trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi! Amen(x. Tv 15)


J.B. Đặng Minh An dịch
Nguồn: VietCatholic.net

14 thg 4, 2014




Trong buổi cử hành lễ hôn phối cho một đôi bạn trẻ là Chris và Lea O’Kane ngày 5.4 tại giáo xứ Oldcastle, cha Ray Kelly, một linh mục người Ailen đã hát tặng đôi tân hôn bài hát Hallelujah nổi tiếng của Leonard Cohen (Bài hát đã được đổi lời).

Đôi tân hôn đã cảm động đến rơi lệ khi nghe bài hát của cha Kelly. Cả cộng đoàn phụng vụ hôm đó cũng hết sức ngỡ ngàng.

Được quay phim và đăng lên Youtube ngày 7.4.2014 bởi một khách mời. Chỉ sau 4 ngày, giọng ca tuyệt vời của cha Kelly đã thu hút 2,6 triệu lượt xem. Cho đến 13/4 nó gần đạt tới hơn 18 triệu lượt xem.

Cha Kelly cũng ngạc nhiên bởi sự kiện này, tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên ngài hát vì trước đây ngài đã từng là thành viên của nhóm “The All Priests Show” ở Dublin và đã trình diễn ở nhiều nơi. Ngài cũng thường hát vào những Thánh lễ hôn phối do ngài cử hành.

Cha Kelly được truyền chức linh mục năm 1989. Ngài là cha sở của giáo xứ Oldcastle thuộc giáo phận Meath từ năm 2006. Sau hai album “Simply Me” và “More of Me”, ngài đang chuẩn bị album thứ ba để kỷ niêm ngân khánh linh mục của mình.



Chỉnh Trần, S.J.
(Nguồn: Dòng Tên Việt Nam)







Cha xứ có giọng hát thu hút hàng triệu lượt người xem trên Youtube




Trong buổi cử hành lễ hôn phối cho một đôi bạn trẻ là Chris và Lea O’Kane ngày 5.4 tại giáo xứ Oldcastle, cha Ray Kelly, một linh mục người Ailen đã hát tặng đôi tân hôn bài hát Hallelujah nổi tiếng của Leonard Cohen (Bài hát đã được đổi lời).

Đôi tân hôn đã cảm động đến rơi lệ khi nghe bài hát của cha Kelly. Cả cộng đoàn phụng vụ hôm đó cũng hết sức ngỡ ngàng.

Được quay phim và đăng lên Youtube ngày 7.4.2014 bởi một khách mời. Chỉ sau 4 ngày, giọng ca tuyệt vời của cha Kelly đã thu hút 2,6 triệu lượt xem. Cho đến 13/4 nó gần đạt tới hơn 18 triệu lượt xem.

Cha Kelly cũng ngạc nhiên bởi sự kiện này, tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên ngài hát vì trước đây ngài đã từng là thành viên của nhóm “The All Priests Show” ở Dublin và đã trình diễn ở nhiều nơi. Ngài cũng thường hát vào những Thánh lễ hôn phối do ngài cử hành.

Cha Kelly được truyền chức linh mục năm 1989. Ngài là cha sở của giáo xứ Oldcastle thuộc giáo phận Meath từ năm 2006. Sau hai album “Simply Me” và “More of Me”, ngài đang chuẩn bị album thứ ba để kỷ niêm ngân khánh linh mục của mình.



Chỉnh Trần, S.J.
(Nguồn: Dòng Tên Việt Nam)







12 thg 4, 2014

22 năm ông làm việc sát cánh với Đức Gioan Phaolô II, Như một người bạn thân, ông Joaquin Navarro-Valls, nguyên phát ngôn viên Tòa Thánh, đã chia sẻ những giây phút khó quên với Đức Giáo Hoàng người Ba Lan, nhưng một trong những điều ông nhớ nhất là cách sống hàng ngày của ngài. Ông cho biết:


Ngài có một cảm giác hài hước tuyệt vời. Ngài luôn nói đùa và yêu cầu chúng tôi làm như vậy. Đó là một khía cạnh khác nhau của sự thánh thiện, bởi vì nó dựa vào những sự việc hàng ngày. Khi người ta hỏi tôi, “bạn đã bao giờ nhìn thấy ngài làm phép lạ lần nào chưa? “Tôi nói có. Một phép lạ mà chưa ai đã viết nên một cuốn sách về nó, đó là cuộc sống hàng ngày của Đức Gioan Phaolô II. Cách ngài làm việc, ngài đã vận dụng thời gian của mình như thế nào và cách ngài nói đùa với những người xung quanh như thế nào. Ngài có một cảm giác hài hước lạ thường.”

Là thư ký báo chí của Vatican, ông đã cùng đi với Đức Gioan Phaolô II trong 128 chuyến đi, gồm cả chuyến viếng thăm của ngài tới Cuba, cả hai cùng dự nghi lễ tổ chức Năm Thánh vào năm 2000. Vì vậy, họ là một đội, nhưng trên hết họ là đôi bạn nữa. Trong thực tế, ông Navarro-Valls nói rằng trong chừng mực nào đó ông vẫn cảm thấy gần gũi với Đức Gioan Phaolô II. Ông nói:

“Tôi đã được hỏi, ông có nhớ ngài không? Tôi nói không, không, tôi không nhớ. Mọi người có thể không tin điều đó. Họ nói rằng, ông nói vậy có nghĩa là gì? Ông luôn ở cùng với ngài. Vâng, vâng đó là sự thật. Lúc còn làm việc, chúng tôi phải tiếp xúc với nhau khoảng hai hoặc ba giờ đồng hồ. Nhưng bây giờ, tôi có thể cảm thấy liên kết với ngài 24 giờ một ngày. vì vậy, trong ý nghĩa đó, không, tôi không còn nhớ ngài nữa.”

Điều đó không phải mỗi ngày mà ai đó nhìn thấy ông chủ cũ của mình được công bố là một vị thánh. Vào Chúa nhật 27 Tháng 4, trong buổi lễ phong thánh, ông nói rằng ông biết ông sẽ nói những gì với người bạn của mình, ông chủ cũ và là vị thánh trong tương lai.

“Vào ngày lễ hôm ấy, tôi sẽ nói với ngài: Thưa Đức Gioan Phaolô II: cảm ơn ngài, cảm ơn ngài đã biến cuộc sống của mình thành một kiệt tác cùng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa.”

Mặc dù đó sẽ là một ngày lịch sử trong Giáo Hội, ngày ấy tất cả sẽ trở nên đặc biệt hơn đối với những người mà bản thân biết Đức Giáo Hoàng người Ba Lan và những người được chia sẻ ngày của mình đối với cuộc sống hàng ngày với vị thánh trong tương lai này.

Jos. Tú Nạc, NMS
Nguồn: conggiao.info

Thư ký báo chí của Đức Gioan Phaolô II nói: phép lạ lớn nhất của ngài là từng ngày trong cuộc sống của ngài

22 năm ông làm việc sát cánh với Đức Gioan Phaolô II, Như một người bạn thân, ông Joaquin Navarro-Valls, nguyên phát ngôn viên Tòa Thánh, đã chia sẻ những giây phút khó quên với Đức Giáo Hoàng người Ba Lan, nhưng một trong những điều ông nhớ nhất là cách sống hàng ngày của ngài. Ông cho biết:


Ngài có một cảm giác hài hước tuyệt vời. Ngài luôn nói đùa và yêu cầu chúng tôi làm như vậy. Đó là một khía cạnh khác nhau của sự thánh thiện, bởi vì nó dựa vào những sự việc hàng ngày. Khi người ta hỏi tôi, “bạn đã bao giờ nhìn thấy ngài làm phép lạ lần nào chưa? “Tôi nói có. Một phép lạ mà chưa ai đã viết nên một cuốn sách về nó, đó là cuộc sống hàng ngày của Đức Gioan Phaolô II. Cách ngài làm việc, ngài đã vận dụng thời gian của mình như thế nào và cách ngài nói đùa với những người xung quanh như thế nào. Ngài có một cảm giác hài hước lạ thường.”

Là thư ký báo chí của Vatican, ông đã cùng đi với Đức Gioan Phaolô II trong 128 chuyến đi, gồm cả chuyến viếng thăm của ngài tới Cuba, cả hai cùng dự nghi lễ tổ chức Năm Thánh vào năm 2000. Vì vậy, họ là một đội, nhưng trên hết họ là đôi bạn nữa. Trong thực tế, ông Navarro-Valls nói rằng trong chừng mực nào đó ông vẫn cảm thấy gần gũi với Đức Gioan Phaolô II. Ông nói:

“Tôi đã được hỏi, ông có nhớ ngài không? Tôi nói không, không, tôi không nhớ. Mọi người có thể không tin điều đó. Họ nói rằng, ông nói vậy có nghĩa là gì? Ông luôn ở cùng với ngài. Vâng, vâng đó là sự thật. Lúc còn làm việc, chúng tôi phải tiếp xúc với nhau khoảng hai hoặc ba giờ đồng hồ. Nhưng bây giờ, tôi có thể cảm thấy liên kết với ngài 24 giờ một ngày. vì vậy, trong ý nghĩa đó, không, tôi không còn nhớ ngài nữa.”

Điều đó không phải mỗi ngày mà ai đó nhìn thấy ông chủ cũ của mình được công bố là một vị thánh. Vào Chúa nhật 27 Tháng 4, trong buổi lễ phong thánh, ông nói rằng ông biết ông sẽ nói những gì với người bạn của mình, ông chủ cũ và là vị thánh trong tương lai.

“Vào ngày lễ hôm ấy, tôi sẽ nói với ngài: Thưa Đức Gioan Phaolô II: cảm ơn ngài, cảm ơn ngài đã biến cuộc sống của mình thành một kiệt tác cùng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa.”

Mặc dù đó sẽ là một ngày lịch sử trong Giáo Hội, ngày ấy tất cả sẽ trở nên đặc biệt hơn đối với những người mà bản thân biết Đức Giáo Hoàng người Ba Lan và những người được chia sẻ ngày của mình đối với cuộc sống hàng ngày với vị thánh trong tương lai này.

Jos. Tú Nạc, NMS
Nguồn: conggiao.info

Giuđa Iscariot, có lẽ anh rất buồn, có biết bao người nhắc tên anh như một lời nguyền rủa hay khinh bỉ. Khi anh ra khỏi phòng tiệc trời đã tối. Cái tối trời của dự định trao nộp chính Thầy.
Bao nhiêu năm theo Thầy, anh cũng đã từng thấy những điều tốt lành Thầy đã làm, anh cũng như bao môn đệ khác, hy vọng được chia vào vương quyền nào đó khi Thầy lên nắm quyền. Một khát vọng rất người của anh, anh không khéo che giấu, nên vì thế anh bán nộp chính Thầy. Anh đã quyết định đẩy đưa Thầy đến chỗ bày tỏ vương quyền của Thầy khi đến cùng đường sự chết. Cái tối trời của lòng tham vọng đã che mờ mắt lương tâm của anh, giá bán Thầy chỉ bằng giá của một người nô lệ, không chắc vì anh đã tham tiền cho bằng sự tham quyền. Sự ước ao quyền vị ấy đâu chỉ riêng anh mới có mà các môn đệ khác cũng thế. Sự mù tối của tâm hồn muốn chiếm được địa vị cao khiến có người môn đệ đi lối đường cửa sau, như trường hợp bà mẹ của hai người con ông Dê-bê-đê đến xin Thầy chia vương quyền.

Sự tối trời mà Gioan đã ghi chép lại có phần nào mang sắc thái diễn tả của tâm hồn người Á Đông, khi người ta nói đến sự mê muội. Sự tối trời cũng như sự tối lòng của các môn đệ. Đã hẳn nhiều lần Thầy đã nói với các môn đệ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20, 26), tiếc thay lời nói ấy cũng như giọt nước đọng trên những chiếc lá, mau khô đi vì nắng lên. Con người đam mê danh vọng có sự mờ tối của lối đường, họ không nhìn thấy nhau, không nhìn thấy gì khác ngoài quyền lực. Giuđa anh cũng thế, không ai dám bỏ cả cuộc đời cuộc đời mình cho những điều được coi là sự điên rồ của Thập Giá, nếu chưa hiểu hết lối đường ấy dẫn mình đi tới đâu. Phêrô tuyên tín khi Thầy sắp ra đi mạnh mẽ như thế nào, khi nói: “dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi chăng nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26, 33). Lời nói ấy chưa kịp nguội đi, thì đã bắt đầu bội phản. Sự bội phản của con người cũng dễ như trở bàn tay. Nếu không đi qua vấp ngã làm sao có thể khẳng định với lòng mình, để gọi Đức Giêsu “Là Thầy và là Chúa”. Sự vấp ngã của anh Giuđa, cũng là do tối trời vậy thôi.

Anh Giuđa giao nộp Thầy, để Thầy mau sớm tỏ bày vinh quang, cái nóng hổi của lòng nhiệt thành khi chưa hiểu biết hết vị Thầy, cũng là cái vấp ngã. Giống như Phêrô thay mặt cho các anh em của mình vừa tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16), để rồi cũng lại ngăn cản ngay khi Thầy báo cuộc thương khó lần thứ nhất : “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16, 22). Sự nóng vội cũng là sự tối trời mà người ta thường nói “tối mặt, tối mày”. Cái tối trời của lòng nhiệt thành, khi anh trách Maria lấy dầu thơm để xức chân Thầy mà không lấy cho tặng người nghèo. Việc làm của tình yêu đáp trả là một việc làm xem ra vô lý, nhưng lại là việc làm đầy ý nghĩa. Có lẽ anh chưa bao giờ cảm nghiệm sự bao dung của Thầy, có thể vì anh vô tình không nghe lời Thầy trách khẽ: “người nghèo, thì anh em luôn có bên cạnh; còn Thầy anh em không có mãi đâu” (Ga 12, 8). Đâu biết lần xức dầu này là lần báo trước ngày mai táng Thầy trong mộ. Anh tối trời nên anh vẫn vô tình trước lời Thầy loan báo.

Ba mươi đồng anh quăng trả lại cho người mua chuộc, giống như Phêrô nghe tiếng gà gáy và chợt tỉnh lời Thầy loan báo: “Nội đêm nay gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy 3 lần” (Mt 26, 34). Giống như mọi người, anh Giuđa, cũng chợt tỉnh như khi trong bàn tiệc, khi Thầy báo có người trong anh em sẽ nộp Thầy. “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?” (Mt 26, 22). Một câu hỏi giật mình cho các môn đệ chứ chẳng riêng anh, trong thâm tâm của anh chắc có lẽ buồn khi nghe chính Thầy trả lời: “chính anh nói đó” (Mt 26, 25). Buồn quá phải không anh, ba năm theo Thầy đổi lấy ba mươi đồng bạc thôi sao ? Thế mà đâu chỉ riêng anh, bao người theo Thầy cũng mong đổi chác được cái này và cái kia chứ đâu tìm kiếm chính Thầy. Sự bội phản của con người là điểm tìm kiếm thấp hèn ấy, sự tối trời cũng là điểm u mê ấy.

Cuối cùng khi nghĩ về anh Giuđa, tôi cũng chỉ tiếc cho anh, không thấy được lòng bao dung của Thầy. Phêrô gặp được ánh mắt của Thầy để giật mình thống hối, các môn đệ khác, người về quê thì gặp đấng Phục Sinh bẻ bánh, người khác ở lại cầu nguyện cũng gặp Đấng Phục Sinh hiện ra giữa họ. Riêng anh cái tối trời của thân phận đeo đuổi tới cùng để kết liễu đời mình bằng chiếc thòng lọng. Đã bao lần theo Thầy, chẳng lẽ không thấy được lòng thương xót của Thầy? Có lẽ có mà chỉ là quên chưa bao giờ anh thực hành lời Thầy dạy. Chính sự quên ấy, giống như cuộc đời chuẩn bị một chiếc thòng lọng để kết thúc đời mình trong vô vọng. Người không thực hành Lời Thầy, là người đem theo sự tuyệt vọng dệt thành chiếc thòng lọng, phải không anh?. Và tôi nhớ lại lời Thầy nhắc: “Tại sao anh em gọi Thầy: ‘ Lạy Chúa ! Lạy Chúa !’, mà anh em không làm điều Thầy dậy?” (Lc 6, 46).

Bao giờ cũng đầy u mê phải không anh, mải đi tìm danh lợi cho mình, để rồi u mê giữa thiện và ác, u mê giữa tình thân yêu của đồng loaị. Phải chăng việc loại trừ nhau là sự u mê điên rồ nhất mà laị thường phạm nhất? Bằng nhiều cách, con người đè bẹp nhau để sống, một lời vu oan, một lời chê bai, một câu nóí đầy ác ý.., có biết bao những vô tình mỗi ngaỳ nhằm hạ bệ anh chị em, những người sống chung quanh mình. Khi loại trừ lẫn nhau người ta đang tự loại chính mình, những kết cấu cuả sự sụp đổ cá nhân bắt nguồn từ việc khai trừ lẫn nhau. Không bao giờ có thể đứng vững khi chính mình đang phá đổ những tương quan, mù loà với sự hiện diện cuả anh chị em.

Ai cũng vấp ngã nhưng mình anh kết thúc sự vấp ngã cách tuyệt vọng. Tôi cũng tự nhủ, lối đường tuyệt vọng ấy cũng là con đường của tôi, nếu tôi không bắt đầu thực hành yêu thương như Thầy đã yêu thương. Sự mù loà về Tình Yêu là sự tối trời đáng sợ hơn cả. Tình yêu khám phá ra niềm hy vọng, và mở lối cho anh em, phải không anh. Tình Yêu Thập Giá trả lời câu hỏi đó và để nhắc nhở mình : “Hãy Yêu như Giêsu”.

***

Với những suy tư ấy, trong Mùa Chay này, ước mong Giêsu mở cho con đôi mắt tình yêu, để sự tối trời của tâm hồn, của cuộc đời có ánh sáng của Người soi lối.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan.


Nguồn: conggiao.info

Thư gửi anh Giuđa Iscariot


Giuđa Iscariot, có lẽ anh rất buồn, có biết bao người nhắc tên anh như một lời nguyền rủa hay khinh bỉ. Khi anh ra khỏi phòng tiệc trời đã tối. Cái tối trời của dự định trao nộp chính Thầy.
Bao nhiêu năm theo Thầy, anh cũng đã từng thấy những điều tốt lành Thầy đã làm, anh cũng như bao môn đệ khác, hy vọng được chia vào vương quyền nào đó khi Thầy lên nắm quyền. Một khát vọng rất người của anh, anh không khéo che giấu, nên vì thế anh bán nộp chính Thầy. Anh đã quyết định đẩy đưa Thầy đến chỗ bày tỏ vương quyền của Thầy khi đến cùng đường sự chết. Cái tối trời của lòng tham vọng đã che mờ mắt lương tâm của anh, giá bán Thầy chỉ bằng giá của một người nô lệ, không chắc vì anh đã tham tiền cho bằng sự tham quyền. Sự ước ao quyền vị ấy đâu chỉ riêng anh mới có mà các môn đệ khác cũng thế. Sự mù tối của tâm hồn muốn chiếm được địa vị cao khiến có người môn đệ đi lối đường cửa sau, như trường hợp bà mẹ của hai người con ông Dê-bê-đê đến xin Thầy chia vương quyền.

Sự tối trời mà Gioan đã ghi chép lại có phần nào mang sắc thái diễn tả của tâm hồn người Á Đông, khi người ta nói đến sự mê muội. Sự tối trời cũng như sự tối lòng của các môn đệ. Đã hẳn nhiều lần Thầy đã nói với các môn đệ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20, 26), tiếc thay lời nói ấy cũng như giọt nước đọng trên những chiếc lá, mau khô đi vì nắng lên. Con người đam mê danh vọng có sự mờ tối của lối đường, họ không nhìn thấy nhau, không nhìn thấy gì khác ngoài quyền lực. Giuđa anh cũng thế, không ai dám bỏ cả cuộc đời cuộc đời mình cho những điều được coi là sự điên rồ của Thập Giá, nếu chưa hiểu hết lối đường ấy dẫn mình đi tới đâu. Phêrô tuyên tín khi Thầy sắp ra đi mạnh mẽ như thế nào, khi nói: “dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi chăng nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26, 33). Lời nói ấy chưa kịp nguội đi, thì đã bắt đầu bội phản. Sự bội phản của con người cũng dễ như trở bàn tay. Nếu không đi qua vấp ngã làm sao có thể khẳng định với lòng mình, để gọi Đức Giêsu “Là Thầy và là Chúa”. Sự vấp ngã của anh Giuđa, cũng là do tối trời vậy thôi.

Anh Giuđa giao nộp Thầy, để Thầy mau sớm tỏ bày vinh quang, cái nóng hổi của lòng nhiệt thành khi chưa hiểu biết hết vị Thầy, cũng là cái vấp ngã. Giống như Phêrô thay mặt cho các anh em của mình vừa tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16), để rồi cũng lại ngăn cản ngay khi Thầy báo cuộc thương khó lần thứ nhất : “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16, 22). Sự nóng vội cũng là sự tối trời mà người ta thường nói “tối mặt, tối mày”. Cái tối trời của lòng nhiệt thành, khi anh trách Maria lấy dầu thơm để xức chân Thầy mà không lấy cho tặng người nghèo. Việc làm của tình yêu đáp trả là một việc làm xem ra vô lý, nhưng lại là việc làm đầy ý nghĩa. Có lẽ anh chưa bao giờ cảm nghiệm sự bao dung của Thầy, có thể vì anh vô tình không nghe lời Thầy trách khẽ: “người nghèo, thì anh em luôn có bên cạnh; còn Thầy anh em không có mãi đâu” (Ga 12, 8). Đâu biết lần xức dầu này là lần báo trước ngày mai táng Thầy trong mộ. Anh tối trời nên anh vẫn vô tình trước lời Thầy loan báo.

Ba mươi đồng anh quăng trả lại cho người mua chuộc, giống như Phêrô nghe tiếng gà gáy và chợt tỉnh lời Thầy loan báo: “Nội đêm nay gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy 3 lần” (Mt 26, 34). Giống như mọi người, anh Giuđa, cũng chợt tỉnh như khi trong bàn tiệc, khi Thầy báo có người trong anh em sẽ nộp Thầy. “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?” (Mt 26, 22). Một câu hỏi giật mình cho các môn đệ chứ chẳng riêng anh, trong thâm tâm của anh chắc có lẽ buồn khi nghe chính Thầy trả lời: “chính anh nói đó” (Mt 26, 25). Buồn quá phải không anh, ba năm theo Thầy đổi lấy ba mươi đồng bạc thôi sao ? Thế mà đâu chỉ riêng anh, bao người theo Thầy cũng mong đổi chác được cái này và cái kia chứ đâu tìm kiếm chính Thầy. Sự bội phản của con người là điểm tìm kiếm thấp hèn ấy, sự tối trời cũng là điểm u mê ấy.

Cuối cùng khi nghĩ về anh Giuđa, tôi cũng chỉ tiếc cho anh, không thấy được lòng bao dung của Thầy. Phêrô gặp được ánh mắt của Thầy để giật mình thống hối, các môn đệ khác, người về quê thì gặp đấng Phục Sinh bẻ bánh, người khác ở lại cầu nguyện cũng gặp Đấng Phục Sinh hiện ra giữa họ. Riêng anh cái tối trời của thân phận đeo đuổi tới cùng để kết liễu đời mình bằng chiếc thòng lọng. Đã bao lần theo Thầy, chẳng lẽ không thấy được lòng thương xót của Thầy? Có lẽ có mà chỉ là quên chưa bao giờ anh thực hành lời Thầy dạy. Chính sự quên ấy, giống như cuộc đời chuẩn bị một chiếc thòng lọng để kết thúc đời mình trong vô vọng. Người không thực hành Lời Thầy, là người đem theo sự tuyệt vọng dệt thành chiếc thòng lọng, phải không anh?. Và tôi nhớ lại lời Thầy nhắc: “Tại sao anh em gọi Thầy: ‘ Lạy Chúa ! Lạy Chúa !’, mà anh em không làm điều Thầy dậy?” (Lc 6, 46).

Bao giờ cũng đầy u mê phải không anh, mải đi tìm danh lợi cho mình, để rồi u mê giữa thiện và ác, u mê giữa tình thân yêu của đồng loaị. Phải chăng việc loại trừ nhau là sự u mê điên rồ nhất mà laị thường phạm nhất? Bằng nhiều cách, con người đè bẹp nhau để sống, một lời vu oan, một lời chê bai, một câu nóí đầy ác ý.., có biết bao những vô tình mỗi ngaỳ nhằm hạ bệ anh chị em, những người sống chung quanh mình. Khi loại trừ lẫn nhau người ta đang tự loại chính mình, những kết cấu cuả sự sụp đổ cá nhân bắt nguồn từ việc khai trừ lẫn nhau. Không bao giờ có thể đứng vững khi chính mình đang phá đổ những tương quan, mù loà với sự hiện diện cuả anh chị em.

Ai cũng vấp ngã nhưng mình anh kết thúc sự vấp ngã cách tuyệt vọng. Tôi cũng tự nhủ, lối đường tuyệt vọng ấy cũng là con đường của tôi, nếu tôi không bắt đầu thực hành yêu thương như Thầy đã yêu thương. Sự mù loà về Tình Yêu là sự tối trời đáng sợ hơn cả. Tình yêu khám phá ra niềm hy vọng, và mở lối cho anh em, phải không anh. Tình Yêu Thập Giá trả lời câu hỏi đó và để nhắc nhở mình : “Hãy Yêu như Giêsu”.

***

Với những suy tư ấy, trong Mùa Chay này, ước mong Giêsu mở cho con đôi mắt tình yêu, để sự tối trời của tâm hồn, của cuộc đời có ánh sáng của Người soi lối.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan.


Nguồn: conggiao.info

Vào một ngày Chúa Nhật nọ, BOB lái xe đưa vợ đi mua sắm một số đồ cần dùng. Hai vợ chồng bàn nhau vào một tiệm cầm đồ bình dân để tìm mua hàng rẻ. Bà chủ tiệm chỉ cho họ một số hàng quá hạn cần thanh lý. Bà vợ của BOB cầm lên xem một cây Thánh giá đã cũ, rồi ghé tai chồng nói nhỏ: “Đây là cây Thánh giá bằng bạc đắt tiền mà sao bà chủ tiệm lại để giữa các món hàng rẻ tiền này ?” Sau đó, hai vợ chồng đã mua được cây Thánh giá ấy với giá chỉ một đôla ! Về đến nhà, BOB liền mang cây Thánh giá ra lau chùi sạch sẽ. Một lát sau, cây Thánh giá cũ kia đã trở nên bóng lộn và giá trị đã tăng lên cả trăm đôla ! Rồi BOB trân trọng đặt cây Thánh giá kia lên bàn. Sau đó cậu con trai của BOB đi học giáo lý về. Cậu chăm chú nhìn cây Thánh giá và tự nhiên hai giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má. BOB rất ngạc nhiên trước thái độ của con trai và hỏi cậu nguyên nhân tại sao khóc như thế ? Bấy giờ cậu bé trả lời như sau: “Thưa ba, hôm nay ở nhà thờ con học giáo lý về cây Thánh giá của Chúa Giê-su. Con biết Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại, nên đã sẵn lòng chịu chết trên cây Thánh giá, để đền tội thay cho chúng ta. Vì thế khi nhìn thấy cây Thánh giá này, con liền nghĩ đến tình thương của Chúa thật quá lớn lao, và dù con đã cố kìm nén lại mà tự nhiên nước mắt vẫn cứ chảy ra !”.



Sưu tầm!

CÂU CHUYỆN: BA THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI THÁNH GIÁ CHÚA GIÊ-SU


Vào một ngày Chúa Nhật nọ, BOB lái xe đưa vợ đi mua sắm một số đồ cần dùng. Hai vợ chồng bàn nhau vào một tiệm cầm đồ bình dân để tìm mua hàng rẻ. Bà chủ tiệm chỉ cho họ một số hàng quá hạn cần thanh lý. Bà vợ của BOB cầm lên xem một cây Thánh giá đã cũ, rồi ghé tai chồng nói nhỏ: “Đây là cây Thánh giá bằng bạc đắt tiền mà sao bà chủ tiệm lại để giữa các món hàng rẻ tiền này ?” Sau đó, hai vợ chồng đã mua được cây Thánh giá ấy với giá chỉ một đôla ! Về đến nhà, BOB liền mang cây Thánh giá ra lau chùi sạch sẽ. Một lát sau, cây Thánh giá cũ kia đã trở nên bóng lộn và giá trị đã tăng lên cả trăm đôla ! Rồi BOB trân trọng đặt cây Thánh giá kia lên bàn. Sau đó cậu con trai của BOB đi học giáo lý về. Cậu chăm chú nhìn cây Thánh giá và tự nhiên hai giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má. BOB rất ngạc nhiên trước thái độ của con trai và hỏi cậu nguyên nhân tại sao khóc như thế ? Bấy giờ cậu bé trả lời như sau: “Thưa ba, hôm nay ở nhà thờ con học giáo lý về cây Thánh giá của Chúa Giê-su. Con biết Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại, nên đã sẵn lòng chịu chết trên cây Thánh giá, để đền tội thay cho chúng ta. Vì thế khi nhìn thấy cây Thánh giá này, con liền nghĩ đến tình thương của Chúa thật quá lớn lao, và dù con đã cố kìm nén lại mà tự nhiên nước mắt vẫn cứ chảy ra !”.



Sưu tầm!

11 thg 4, 2014



Một người đàn ông đi qua chỗ đàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn này chỉ bị cầm giữ bởi một sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước. Không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam.

Có thể thấy rõ, hiển nhiên, lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đi bất cứ lúc nào. Nhưng không hiểu vì sao, lũ voi vẫn chưa làm vậy.

Người đàn ông trông thấy người quản tượng đứng gần đó. Ông hỏi anh ta tại sao lũ voi cứ đứng yên vậy mà không hề có vẻ muốn tháo chạy. “Ồ”, người quản tượng đáp, “khi chúng còn nhỏ, chúng bé hơn thế này rất nhiều, chúng tôi vẫn dùng loại dây thừng cỡ đó để buộc chúng lại. Ở độ tuổi đó, dây như vậy là đủ giữ chúng rồi. Nhưng khi đã lớn hơn, chúng vẫn tin mình không thể dứt nổi những sợi dây thừng này. Chúng cho rằng, sợi dây thừng ngày xưa vẫn có thể giữ chúng được, thế là chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ dứt bỏ dây và chạy đi”.

Người đàn ông vô cùng kinh ngạc. Những con thú đó hoàn toàn có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc chúng, nhưng chỉ vì không tin mình có thể, nên chúng vẫn cứ chấp nhận một thực tiễn như đang có.

Cũng giống như những con voi đó, có biết bao người trong chúng ta, đã đi qua cuộc đời với ý nghĩ, chúng ta không thể làm được gì đó, đơn giản chỉ vì, ta đã từng thất bại một lần?

Thất bại chỉ là một phần trong quá trình học hỏi. Đừng bao giờ đầu hàng trước những khó khăn của cuộc sống bạn nhé.




Sưu tầm!

CÂU CHUYỆN CON VOI



Một người đàn ông đi qua chỗ đàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn này chỉ bị cầm giữ bởi một sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước. Không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam.

Có thể thấy rõ, hiển nhiên, lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đi bất cứ lúc nào. Nhưng không hiểu vì sao, lũ voi vẫn chưa làm vậy.

Người đàn ông trông thấy người quản tượng đứng gần đó. Ông hỏi anh ta tại sao lũ voi cứ đứng yên vậy mà không hề có vẻ muốn tháo chạy. “Ồ”, người quản tượng đáp, “khi chúng còn nhỏ, chúng bé hơn thế này rất nhiều, chúng tôi vẫn dùng loại dây thừng cỡ đó để buộc chúng lại. Ở độ tuổi đó, dây như vậy là đủ giữ chúng rồi. Nhưng khi đã lớn hơn, chúng vẫn tin mình không thể dứt nổi những sợi dây thừng này. Chúng cho rằng, sợi dây thừng ngày xưa vẫn có thể giữ chúng được, thế là chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ dứt bỏ dây và chạy đi”.

Người đàn ông vô cùng kinh ngạc. Những con thú đó hoàn toàn có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc chúng, nhưng chỉ vì không tin mình có thể, nên chúng vẫn cứ chấp nhận một thực tiễn như đang có.

Cũng giống như những con voi đó, có biết bao người trong chúng ta, đã đi qua cuộc đời với ý nghĩ, chúng ta không thể làm được gì đó, đơn giản chỉ vì, ta đã từng thất bại một lần?

Thất bại chỉ là một phần trong quá trình học hỏi. Đừng bao giờ đầu hàng trước những khó khăn của cuộc sống bạn nhé.




Sưu tầm!

Con bé một mình thơ thẩn trước nhà. Nó bỗng thấy một xấp tiền nằm im lìm bên gốc cây bàng. Con bé khẽ khàng cầm lên, lập cập đếm... Đúng 270 ngàn ! Số tiền rất lớn đối với nó. Nó đưa mắt dáo dác nhìn quanh. Phía trên đê, có người phụ nữ đang dắt chiếc xe chậm rãi xuống dốc. Nó chạy nhanh tới, hỏi: - Cô, cô có đánh rơi tiền không ? Người phụ nữ thoáng ngạc nhiên, rụt rè hỏi lại nó: - Cháu nhặt được tiền phải không ? Nó gật đầu. Khác vẻ e dè khi nãy, người phụ nữ mạnh bạo hơn: - Cô đang đi tìm tiền đây. Khổ quá ! Thoáng cái đã rơi mất số tiền nộp viện phí ! Nó hồn nhiên chìa ra xấp tiền: - Đây phải không cô, cháu vừa nhặt được, cháu gửi lại cô đấy ! Người phụ nữ hơi cập rập, lúng túng rút đưa cho nó một ít tiền. Nó không nhận. Người phụ nữ dúi vào tay nó rồi hớt hải phóng xe đi. Con bé thấy vui vui khi làm được một việc tốt, nhưng vẫn xen lẫn chút băn khoăn.


Đêm về, nằm bên mẹ, bỗng nó thấy mẹ khóc xót xa. Mẹ nói, mẹ làm rơi 270 ngàn tiền lương. Nghĩ đến cuộc sống tháng ngày tới của hai mẹ con, mẹ ôm nó vào lòng bậm môi nức nở. Nó cay đắng rút ra số tiền người phụ nữ hôm nay đưa. Con bé nghiến răng, run run bóp chặt trong lòng bàn tay non nớt. Những đồng bạc sớm biến dạng trong con mắt dại khờ.



Sưu tầm.

BIẾN DẠNG


Con bé một mình thơ thẩn trước nhà. Nó bỗng thấy một xấp tiền nằm im lìm bên gốc cây bàng. Con bé khẽ khàng cầm lên, lập cập đếm... Đúng 270 ngàn ! Số tiền rất lớn đối với nó. Nó đưa mắt dáo dác nhìn quanh. Phía trên đê, có người phụ nữ đang dắt chiếc xe chậm rãi xuống dốc. Nó chạy nhanh tới, hỏi: - Cô, cô có đánh rơi tiền không ? Người phụ nữ thoáng ngạc nhiên, rụt rè hỏi lại nó: - Cháu nhặt được tiền phải không ? Nó gật đầu. Khác vẻ e dè khi nãy, người phụ nữ mạnh bạo hơn: - Cô đang đi tìm tiền đây. Khổ quá ! Thoáng cái đã rơi mất số tiền nộp viện phí ! Nó hồn nhiên chìa ra xấp tiền: - Đây phải không cô, cháu vừa nhặt được, cháu gửi lại cô đấy ! Người phụ nữ hơi cập rập, lúng túng rút đưa cho nó một ít tiền. Nó không nhận. Người phụ nữ dúi vào tay nó rồi hớt hải phóng xe đi. Con bé thấy vui vui khi làm được một việc tốt, nhưng vẫn xen lẫn chút băn khoăn.


Đêm về, nằm bên mẹ, bỗng nó thấy mẹ khóc xót xa. Mẹ nói, mẹ làm rơi 270 ngàn tiền lương. Nghĩ đến cuộc sống tháng ngày tới của hai mẹ con, mẹ ôm nó vào lòng bậm môi nức nở. Nó cay đắng rút ra số tiền người phụ nữ hôm nay đưa. Con bé nghiến răng, run run bóp chặt trong lòng bàn tay non nớt. Những đồng bạc sớm biến dạng trong con mắt dại khờ.



Sưu tầm.

Nếu bạn là người dùng Facebook chắc chắn bạn thường xuyên trao đổi với người quen qua chức năng "message". Có bao giờ bạn lo ngại kẻ xấu xem lén những trao đổi riêng tư của bạn trên Facebook không?  Bạn có lo ngại tài khoản Facebook với biết bao friends mà bạn đã gầy dựng bị xâm nhập không?  Sau đây là ba điều căn bản bạn nên lưu ý đến để bảo vệ hoạt động Facebook của bạn.

Trong tài khoản Facebook của bạn, vào Account Settings (Thiết lập tài khoản)

Chọn phần Security (Bảo mật). Các chức năng sau đây cần được bật/mở lên.

 • Secure Browsing (Duyệt bảo mật): để vào facebook bằng https thay vì http. Như thế thông tin qua lại giữa trình duyệt và facebook server đều được mã hoá. Không ai nghe lén được dọc đường đi.

 • Login Notifications (Thông báo đăng nhập): Nếu có ai login vào từ một địa điểm khác lạ với các điểm IP mà bạn thường vào, thì Facebook sẽ gửi email thông báo cho bạn biết. 

 • Login Approvals (Xét duyệt đăng nhập): Nếu login vào từ địa điểm lạ, Facebook sẽ gửi mã số về điện thoại di động của bạn. Phải điền vào mã số đó mới login vào được. Với chức năng này, kẻ gian nếu có đánh cắp được login/password của bạn cũng không vào được.


Secure Browsing (Duyệt bảo mật)


Login Notifications (Thông báo đăng nhập)

Để bật/mở chức năng này lên, bấm vào Edit / Chỉnh sửa, đánh dấu vào hàng Email hay Text message hay cả hai, rồi lưu giữ lại. Nếu chọn Text message thì bạn phải ghi danh số điện thoại di động với Facebook.


Login Approvals (Xét duyệt đăng nhập)Để bật/mở chức năng này lên, bấm vào Edit / Chỉnh sửa, đánh dấu vào hàng sau đây rồi bấm nút Save Changes / Lưu Thay Đổi.

Sau đó bạn sẽ đi qua tiến trình thiết lập gồm có việc điền vào số điện thoại di động, nhận mã số của Facebook gửi đến, điền vào mã số để xác nhận. Khi thấy khung hình sau đây, bấm vào nút"Set Up Now" để đi tiếp.


Trong khung này, bạn cần điền vào số điện thoại di động của quốc gia đang cư ngụ. Bấm nút"Continue" để tiếp tục. Facebook sẽ gửi mã số đến điện thoại di động của bạn.


Sau khi nhận được, bạn điền vào mã số trong khung sau đây, rồi bấm "Continue".


Sau đó bấm nút "Close"



Ban Biên Tập No Firewall

Sử dụng Facebook an toàn


Nếu bạn là người dùng Facebook chắc chắn bạn thường xuyên trao đổi với người quen qua chức năng "message". Có bao giờ bạn lo ngại kẻ xấu xem lén những trao đổi riêng tư của bạn trên Facebook không?  Bạn có lo ngại tài khoản Facebook với biết bao friends mà bạn đã gầy dựng bị xâm nhập không?  Sau đây là ba điều căn bản bạn nên lưu ý đến để bảo vệ hoạt động Facebook của bạn.

Trong tài khoản Facebook của bạn, vào Account Settings (Thiết lập tài khoản)

Chọn phần Security (Bảo mật). Các chức năng sau đây cần được bật/mở lên.

 • Secure Browsing (Duyệt bảo mật): để vào facebook bằng https thay vì http. Như thế thông tin qua lại giữa trình duyệt và facebook server đều được mã hoá. Không ai nghe lén được dọc đường đi.

 • Login Notifications (Thông báo đăng nhập): Nếu có ai login vào từ một địa điểm khác lạ với các điểm IP mà bạn thường vào, thì Facebook sẽ gửi email thông báo cho bạn biết. 

 • Login Approvals (Xét duyệt đăng nhập): Nếu login vào từ địa điểm lạ, Facebook sẽ gửi mã số về điện thoại di động của bạn. Phải điền vào mã số đó mới login vào được. Với chức năng này, kẻ gian nếu có đánh cắp được login/password của bạn cũng không vào được.


Secure Browsing (Duyệt bảo mật)


Login Notifications (Thông báo đăng nhập)

Để bật/mở chức năng này lên, bấm vào Edit / Chỉnh sửa, đánh dấu vào hàng Email hay Text message hay cả hai, rồi lưu giữ lại. Nếu chọn Text message thì bạn phải ghi danh số điện thoại di động với Facebook.


Login Approvals (Xét duyệt đăng nhập)Để bật/mở chức năng này lên, bấm vào Edit / Chỉnh sửa, đánh dấu vào hàng sau đây rồi bấm nút Save Changes / Lưu Thay Đổi.

Sau đó bạn sẽ đi qua tiến trình thiết lập gồm có việc điền vào số điện thoại di động, nhận mã số của Facebook gửi đến, điền vào mã số để xác nhận. Khi thấy khung hình sau đây, bấm vào nút"Set Up Now" để đi tiếp.


Trong khung này, bạn cần điền vào số điện thoại di động của quốc gia đang cư ngụ. Bấm nút"Continue" để tiếp tục. Facebook sẽ gửi mã số đến điện thoại di động của bạn.


Sau khi nhận được, bạn điền vào mã số trong khung sau đây, rồi bấm "Continue".


Sau đó bấm nút "Close"



Ban Biên Tập No Firewall